Kế hoạch của STK là tập trung vào các đơn hàng có giá trị gia tăng cao để bù đắp sự sụt giảm về sản lượng.
Lỗ chênh lệch tỷ giá bào mòn lợi nhuận quý 3/2022 của Sợi Thế Kỷ (STK)
CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với doanh thu tăng song lợi nhuận sụt giảm.
Cụ thể, quý 3/2022, STK ghi nhận doanh thu thuần đạt 515 tỷ đồng, tăng gần 10% so cùng kỳ 2021; tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của STK giảm gần 20% về còn 50 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc STK ghi nhận lỗ tỷ giá 400.000 USD trong quý 3/2022 do mua nguyên liệu đầu vào và thanh toán nợ ngắn hạn bằng USD.
Quý 4/2022: Vẫn chịu tác động tiêu cực từ vĩ mô
Theo báo cáo cập nhật tại VDSC, sản phẩm sợi của STK chủ yếu được sử dụng trong ngành dệt may với sản phẩm đầu ra quần áo thể thao và giày dép do các đặc tính đặc biệt.
Tuy nhiên, các khách hàng gián tiếp của STK là Adidas, Nike, Puma, Reebok, Decathlon, v.v. cũng đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các luồng gió vĩ mô.
Các chuyên gia tại VDSC cho rằng, ngành dệt may đang chịu những ảnh hưởng xấu trong 4 quý năm 2022 từ những khó khăn vĩ mô, như: lạm phát của Mỹ dự kiến sẽ giảm chậm.
Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng sẽ cung cấp các đơn đặt hàng gấp rút và tiềm năng tăng trưởng doanh số cho chuỗi cung ứng trong thời gian tới, thì việc tồn kho mặt hàng cũ và việc ra mắt sản phẩm mới bị trì hoãn do hiệu ứng bullwhip tiếp tục làm tăng thêm rủi ro về mức tồn kho của ngành.
Theo STK, sự chậm trễ trong các đơn đặt hàng của các khách hàng dệt do mức tồn kho cao của phía sản xuất và bán hàng, sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ sản lượng của công ty trong quý 4/2022, và có thể kéo dài đến nửa đầu năm 2023 nếu tình hình hiện tại vẫn tiếp diễn.
Do đó, kế hoạch của STK là tập trung vào các đơn hàng có giá trị gia tăng cao để bù đắp sự sụt giảm về sản lượng.
Trong quý 4/2022, VDSC dự báo doanh thu thuần và LNST sau lợi ích CĐTS là 520 tỷ đồng (+1% QoQ, -19% YoY) và 57 tỷ đồng (+ 14% QoQ, -25% YoY), do tác động của sự sụt giảm đơn hàng cùng với tỷ giá USD/VND leo thang.
Triển vọng 2023: Tập trung vào nhu cầu tiêu dùng và dự án Unitex
Trong khi đơn đặt hàng đối với các sản phẩm may mặc đang chậm lại do lạm phát cao ở các khu vực xuất khẩu dệt may lớn như Mỹ và EU, lượng hàng tồn kho của các nhãn hàng vẫn đang cao.
Do đó, nhu cầu tiêu dùng suy giảm từ tác động của lạm phát và vòng quay hàng tồn kho chậm hơn sẽ làm lu mờ triển vọng đơn đặt hàng may mặc vào năm 2023.
Vì vậy, kế hoạch của STK là tập trung vào các đơn đặt hàng có giá trị cao để bù đắp sự sụt giảm số lượng. Theo STK, đóng góp của sợi tái chế sẽ cao hơn nữa vào năm 2023, khi nhà máy bắt đầu hoạt động vào quý 4/2023.
Trong năm 2023, các chuyên gia tại VDSC dự báo doanh thu thuần và LNST sau lợi ích CĐTS của STK lần lượt là 2.449 tỷ đồng (+ 11% YoY) và 252 tỷ đồng (+ 1% YoY).
Cập nhật tình hình triển khai dự án Unitex: Hạn mục xây dựng đóng cọc móng cho nhà máy mới đã hoàn thành, công ty đang trong giai đoạn đợi cấp giấy phép xây dựng cũng như hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết.
Giai đoạn đầu của nhà máy Unitex (36.000 tấn sợi /năm) dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động chính thức vào cuối quý 3/2023 hoặc đầu quý 4/2023.
Cập nhật về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Trong quý 3/2022, Công ty tiếp tục sản xuất các sản phẩm AAA sử dụng các loại sợi chuyên dụng, chất lượng cao như sợi Full Dull, Dope Dye, Recycled và CD Mix cho khách hàng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu (Nhật Bản, Mỹ).
Ngoài ra, công ty không ngừng phát triển các sản phẩm mới cho khách hàng trong nước, chẳng hạn như sợi 75/72/4-Melange và sợi By Pass-50/72/1. Các sản phẩm này hiện đang được thử nghiệm và phát triển mẫu với khách hàng.
Lỗ chênh lệch tỷ giá bào mòn lợi nhuận quý 3/2022 của Sợi Thế Kỷ (STK)
Sợi Thế Kỷ (STK) báo lãi quý III/2024 gần gấp 5 lần cùng kỳ
Đại gia ngành sợi 'trắng' đơn hàng đúng thời điểm nhà máy nghìn tỷ xây bằng nợ vay đi vào hoạt động