Vĩ mô

Tập đoàn Trung Quốc ngỏ ý khai thác ‘kho báu’ Việt Nam trữ lượng 3,1 triệu tấn, lớn thứ 2 thế giới

Nguyên Mộc 25/07/2025 20:21

Kho báu này là nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu trong chuỗi sản xuất nhôm toàn cầu. Việt Nam sở hữu 3,1 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới.

Ngày 22/7, đoàn công tác Tập đoàn đầu tư Quảng Tây (Trung Quốc) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng để tìm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến sâu bô xít. Đây là bước tiếp cận đầu tiên của một trong những tập đoàn khai khoáng lớn nhất khu vực phía Nam Trung Quốc với tỉnh có trữ lượng bô xít đáng kể của Việt Nam.

Ông Trịnh Tâm, Tổ trưởng Tổ công tác hợp tác ASEAN của Tập đoàn, cho biết lĩnh vực khai thác và chế biến sâu quặng bô xít nhôm là một trong những hướng đầu tư quan trọng, với tổng công suất lên tới 8 triệu tấn nhôm điện phân mỗi năm. Doanh nghiệp này hiện đã mở rộng hợp tác ra nhiều quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, và cam kết hoạt động theo đúng quy định về môi trường và an toàn khai thác của nước sở tại.

Theo Báo cáo Mineral Commodity Summaries (MCS) 2023 của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Việt Nam đứng thứ hai thế giới về trữ lượng bô xít, với khoảng 5,8 triệu tấn, chỉ xếp sau Guinea. Tổng trữ lượng toàn cầu hiện khoảng 31 triệu tấn. Bô xít là quặng chứa nhôm, từ đó có thể tách ra alumin (Al₂O₃) – nguyên liệu để luyện nhôm bằng điện phân. Nhôm hiện là vật liệu chiến lược trong ngành chế tạo, năng lượng, ô tô, hàng không và xây dựng.

Tại Việt Nam, Lâm Đồng là địa phương dẫn đầu cả nước về trữ lượng bô xít, chiếm hơn 50% tổng lượng, tiếp đến là Cao Bằng và một số tỉnh như Quảng Ngãi. Riêng tại Cao Bằng, theo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, có tới 27 mỏ, điểm quặng và biểu hiện khoáng sản liên quan đến bô xít, với tài nguyên dự báo hơn 179,5 triệu tấn. Trong đó, hai mỏ đã được cấp phép là Táp Ná và Đại Tổng với tổng trữ lượng trên 16,8 triệu tấn.

Theo định hướng phát triển tài nguyên quốc gia, Chính phủ xác định bô xít là khoáng sản chiến lược, không được xuất khẩu thô, mà phải chế biến sâu trong nước. Chính sách này nhằm hình thành ngành công nghiệp alumin – luyện nhôm hiện đại, gắn với phục hồi môi trường sau khai thác, sử dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện môi sinh.

Tập đoàn Trung Quốc ngỏ ý khai thác ‘kho báu’ Việt Nam trữ lượng 3,1 triệu tấn, lớn thứ 2 thế giới
Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường tặng quà lưu niệm đoàn công tác Tập đoàn đầu tư Quảng Tây (Trung Quốc). Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng

Theo Viện Nghiên cứu Cơ khí, từ năm 2020, đội ngũ kỹ sư trong nước đã vận hành thành công chuỗi công nghệ từ khai thác đến chế biến alumin với quy mô công nghiệp. Đây là bước tiến giúp Việt Nam từng bước hình thành chuỗi công nghiệp phụ trợ cơ khí, hóa chất và thiết bị phục vụ ngành luyện kim.

Một trong những điểm sáng trong công nghệ hiện nay là áp dụng quy trình thải khô bùn đỏ – chất thải nguy hại từ sản xuất alumin – giúp chuyển hóa thành dạng rắn, dễ lưu trữ và giảm rủi ro môi trường. Đồng thời, các nhà máy alumin tại Việt Nam cũng đang sử dụng công nghệ Bayer cải tiến với mức tiêu hao năng lượng thấp và hiệu suất cao.

Với quy mô tài nguyên hàng đầu, chính sách kiểm soát chặt chẽ và năng lực công nghệ ngày càng vững chắc, Việt Nam đang có lợi thế lớn để trở thành trung tâm alumin – nhôm mới của khu vực. Điều quan trọng là lựa chọn đối tác phù hợp, đảm bảo yếu tố công nghệ – môi trường – hiệu quả kinh tế, tránh phụ thuộc và tối ưu hóa giá trị gia tăng ngay trong nước.

>> Tập đoàn 100 năm của Nhật khai phá 'mỏ vàng xanh' của Việt Nam, phát triển sản phẩm 'chuẩn Nhật, giá Việt'

HUBA đề xuất ưu đãi lãi suất cho đầu tư trạm sạc, thúc đẩy xe điện

Lộ diện địa phương dẫn đầu cả nước về vốn đầu tư nước ngoài, vượt ‘thủ phủ FDI’ Bắc Ninh

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tap-doan-trung-quoc-ngo-y-khai-thac-kho-bau-viet-nam-tru-luong-31-trieu-tan-lon-thu-2-the-gioi-297586.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tập đoàn Trung Quốc ngỏ ý khai thác ‘kho báu’ Việt Nam trữ lượng 3,1 triệu tấn, lớn thứ 2 thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH