'Thần tốc' như Tổng Công ty 36: Xây 'bộ não' sân bay lớn nhất Việt Nam chỉ trong 600 ngày
"Bộ não" của siêu sân bay lớn nhất Việt Nam - sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư hơn 336.000 tỷ đồng đã được Tổng Công ty 36 triển khai chỉ trong 600 ngày, có thể "cán đích" trước 2 tháng so với dự kiến.
"Bộ não" sân bay Long Thành - Tháp không lưu "về đích" trước 2 tháng
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000ha có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây một đường cất cánh, hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đảm bảo công suất 25 triệu khách mỗi năm, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2026.
Đại diện Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tiết lộ cho đến thời điểm hiện tại, các vị trí xây dựng nhiều hạng mục lớn của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đều đã hoàn thành và sẵn sàng triển khai các công trình.
Ở dự án thành phần 2 - xây dựng công trình phục vụ quản lý bay, nhiều hạng mục đã vượt tiến độ so với dự kiến, một trong số đó là tháp không lưu thuộc đài kiểm soát không lưu sân bay Long Thành.
Được khởi công xây dựng từ 26/9/2022, sau hơn 600 ngày thi công, tháp không lưu đã hoàn thành ngoạn mục và "cán đích" trước dự kiến khoảng 70 ngày.
Đài kiểm soát không lưu sân bay Long Thành có tháp không lưu cao 123m, được ví như "bộ não" của sân bay khi đảm bảo kiểm soát các hoạt động trên sân bay.
Tháp không lưu này được thiết kế theo hình búp sen với đường kính thân rộng 10m, cabin kiểm soát có diện tích khoảng 150m2, 2 cabin kiểm soát sân đỗ có diện tích mỗi cabin khoảng 70m2.
Đơn vị thi công tại khu vực quản lý bay - đại diện nhà thầu Tổng Công ty 36 cho biết phần thô của tháp không lưu đã hoàn thành bê tông cốt thép đến sàn tầng 14M, đạt trên 75%. Hiện đơn vị đang hối thúc công nhân dựng ván khuôn và cốt thép vách tầng 14M lên tầng 15, đạt độ cao hơn 81m.
Phần dầm tầng áp mái của tháp đã làm đạt 60% và đang xây dựng tượng. Phần trạm nguồn cũng đã làm xong bước thô bê tông cốt thép, riêng phần nhà VIP cũng đã thi công xong phần thô nền trệt và đang làm dầm sàn tầng 1.
Để tiến hành "thần tốc" phần làm tháp không lưu, nhà thầu đã huy động hơn 200 công nhân, kỹ sư chia làm nhiều ca kíp để đẩy nhanh công việc ở các hạng mục, bù cho những ngày trời mưa. Theo dự kiến, tháp không lưu sẽ chính thức hoàn thiện vào ngày 30/6/2025.
Nhiều hạng mục cũng được đẩy nhanh tiến độ
Sân bay Long Thành giai đoạn 1 được chia làm 4 dự án thành phần.
Trong đó, dự án thành phần 1 xây dựng các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước do các Bộ, ngành và tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư.
Dự án thành phần 2 xây dựng công trình phục vụ quản lý bay do Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án thành phần 3 sẽ là các công trình thiết yếu do ACV làm chủ đầu tư.
Dự án thành phần 4 có tổng mức đầu tư 6.366 tỷ đồng gồm nhiều công trình tương ứng với các dự án độc lập, sẽ được Cục Hàng không việt Nam lựa chọn nhà thầu thực hiện.
Tháng 8/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ra chỉ đạo quan trọng đối với "siêu dự án" này.
"Dứt khoát không để tình trạng kéo dài, chậm tiến độ và chưa rõ hướng xử lý khả thi, hiệu quả như vừa qua", Báo Điện tử Chính phủ dẫn lời Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Sân bay quốc tế Long Thành nằm trong quy hoạch phát triển và lập dự án đầu tư từ năm 1997.
Sau hơn 20 năm, ngày 5/1/2021 công trình này mới chính thức được khởi công giai đoạn 1 và dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2025.
Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành được xây dựng trên diện tích 5.000ha tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, được xây dựng đạt cấp 4F, là cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta, trong tương lai hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực.
Được thiết kế với công suất phục vụ cho 100 triệu lượt khách và 25 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, sau khi hoàn thành, sân bay quốc tế Long Thành sẽ trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam.
Tỉnh kề sát Thủ đô sắp đón thêm KCN mới hơn 3.000 tỷ đồng
Chuyên gia tiết lộ rõ thời điểm 'xuống tiền' trước tình trạng 'cá mập' đi săn lùng đất nền 'rã đông'