Điểm đến

Thành cổ 3.000 tuổi là nơi thành lập ngân hàng đầu tiên của Trung Quốc, được bảo tồn toàn vẹn ‘nhờ’… quá nghèo

Hoàng Giang 13/01/2024 11:02

Thành cổ lâu đời này từng là trung tâm tài chính sầm uất bậc nhất thời phong kiến ở Trung Quốc, nay là di sản thế giới và điểm đến thu hút khách du lịch.

Thành cổ lâu đời nhất Trung Quốc

Thành cổ Bình Dao nằm tại trung tâm tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử kinh tế của đất nước. Theo Baidu, thành cổ này được xây dựng dưới thời Chu Tuyên Vương (827 TCN - 782 TCN), sau đó được xây mới và mở rộng vào năm Hồng Vũ thứ ba đời nhà Minh (1370 SCN). Tính đến nay thành cổ đã có hơn 2.700 năm lịch sử, hiện vẫn có khoảng hơn 10.000 người dân sinh sống tại đây.

Thành cổ lâu đời nhất Trung Quốc

Thành cổ lâu đời nhất Trung Quốc

Đây là một công trình cổ được bảo tồn nguyên vẹn và hoàn chỉnh nhất tại Trung Hoa. Từ đường phố, cửa hàng, chùa chiền cho đến tường thành, mọi chi tiết của Thành cổ Bình Dao đều phản ánh văn hóa truyền thống của dân tộc Hán Trung Quốc suốt hàng nghìn năm. Nơi này được coi như "phố Wall" của Trung Quốc và cũng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước tỷ dân. Khi đến thăm Bình Dao, du khách sẽ được trải qua cảm giác như đang sống lại vài thế kỷ trước.

Thành cổ Bình Dao

Thành cổ Bình Dao

Du khách khi đến đây sẽ có cảm giác như xuyên không về nhiều thế kỷ trước

Du khách khi đến đây sẽ có cảm giác như xuyên không về nhiều thế kỷ trước

Thành cổ Bình Dao yên bình

Thành cổ Bình Dao yên bình

Thành cổ Bình Dao được xây dựng theo hình thức linh quy (rùa thiêng), mang ý nghĩa về sự trường thọ và vững bền như bàn thạch. Thành có tổng cộng 6 cửa, trong đó cửa phía Nam nhô ra, 2 cửa bên đào 2 giếng nước, tượng trưng cho 2 mắt con rùa. Cửa thứ sáu cong về phía đông như đuôi rùa quẫy sang hướng đông. Ở phía đông và tây, có 3 cửa mỗi bên, trong đó cửa đông chính diện hướng đông.

Thành cổ được xây dựng theo hình thức linh quy, mang ý nghĩa về sự trường thọ và vững bền như bàn thạch

Thành cổ được xây dựng theo hình thức linh quy, mang ý nghĩa về sự trường thọ và vững bền như bàn thạch

Diện tích bên trong thành là 2,25km2. Tường thành hình vuông, cao 10m, chu vi dài 6157,5m, thân tường được làm bằng đất thô, ngoài được phủ lớp gạch. Phần đỉnh của thành có độ dày từ 3-6m, phần chân có độ dày từ 9-12m. Trên thành, cứ cách 50m có một tháp canh, 4 góc của thành mỗi góc xây một gác lầu. Phía trên tường thành có 300 cửa và 72 tháp canh nhỏ, biểu tượng cho 72 hiền nhân của Khổng Tử.

Diện tích bên trong thành là 2,25km2

Diện tích bên trong thành là 2,25km2

Trên thành, cứ cách 50m có một tháp canh, 4 góc của thành mỗi góc xây một gác lầu

Trên thành, cứ cách 50m có một tháp canh, 4 góc của thành mỗi góc xây một gác lầu

Trong lòng thành cổ Bình Dao nổi bật một kiến trúc đứng giữa thành, thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách, đó là Thị Lầu. Thị Lầu hình vuông có diện tích 133,4m2, cao 18,5m được lợp ngói lưu ly vàng lục, 4 bên có hành lang xung quanh, mỗi góc có 3 cây cột. Lầu được chia thành 3 tầng, từ trên xuống dần, tạo nên hình dáng cao thoáng và uy nghi của lầu.

Thị Lầu

Thị Lầu

>> Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền tại Việt Nam: Là công trình kiến trúc quân sự có 1-0-2 thế giới, được UNESCO công nhận là di sản kép đầu tiên của Đông Nam Á

Ngân hàng đầu tiên của Trung Quốc

Thành cổ Bình Dao từng là trung tâm thương mại và tài chính của Trung Quốc thời xưa. Theo báo Financial Times, đây là nơi mà ngành ngân hàng Trung Quốc đã bắt đầu. Ngân hàng đầu tiên ở đây được thành lập vào năm 1823 với tên gọi "Rishengchang", là một cửa hàng đổi tiền, phát hành ngân phiếu có thể sử dụng trên toàn quốc. Trong quá trình hoạt động, nó mở rộng chi nhánh trên khắp Trung Quốc và thậm chí mở rộng ra Châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.

Thành cổ Bình Dao từng là trung tâm thương mại và tài chính của Trung Quốc thời xưa

Thành cổ Bình Dao từng là trung tâm thương mại và tài chính của Trung Quốc thời xưa

Ngân hàng đầu tiên ở đây được thành lập vào năm 1823 với tên gọi

Ngân hàng đầu tiên ở đây được thành lập vào năm 1823 với tên gọi "Rishengchang"

Bình Dao là nơi ngân hàng đầu tiên sử dụng ngân phiếu và chi phiếu để thay thế vàng bạc và tiền giấy trong các giao dịch kinh doanh, giúp thuận tiện cho các thương nhân. Thành cổ này cũng là địa điểm mở cửa hàng thương mại đầu tiên của Trung Quốc và tập trung nhiều cửa hàng lớn trong nhiều thế kỷ. Bình Dao còn là trung tâm trên tuyến đường vận chuyển trà và lụa từ miền Nam Trung Quốc đến Nga và các quốc gia khác.

Thành cổ này cũng là địa điểm mở cửa hàng thương mại đầu tiên của Trung Quốc

Thành cổ này cũng là địa điểm mở cửa hàng thương mại đầu tiên của Trung Quốc

Di sản được UNESCO công nhận

Thành cổ Bình Dao không chỉ là biểu tượng của kiến trúc cổ mà còn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế Trung Hoa. Bố cục trong thiết kế phản ánh các quy hoạch đô thị và sự phân bổ của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, cho thấy sự phát triển của phong cách kiến ​​trúc và quy hoạch của Trung Quốc trong 5 thế kỷ qua. Nó được biết đến như một mẫu mực sống động cho việc nghiên cứu các thành phố cổ của Trung Quốc, có giá trị phong phú và độc đáo về kiến ​​trúc, tôn giáo, thương mại, văn hóa dân gian và nghệ thuật dân gian. Năm 1997, UNESCO công nhận Thành cổ Bình Dao là Di sản văn hóa thế giới.

Năm 1997, UNESCO công nhận Thành cổ Bình Dao là Di sản văn hóa thế giới

Năm 1997, UNESCO công nhận Thành cổ Bình Dao là Di sản văn hóa thế giới

Nay thành cổ là di sản thế giới và điểm đến thu hút khách du lịch

Nay thành cổ là di sản thế giới và điểm đến thu hút khách du lịch

Nhưng ít người biết lý do chính khiến thành cổ này được bảo tồn nguyên vẹn lại là vì….quá nghèo. Những năm 50 của thế kỷ trước, vì sự phát triển của thành phố mà không ít nơi đã phá bỏ đi những công trình cổ để lấy đất xây dựng, và thành cổ Bình Dao cũng không ngoại lệ. Nhưng điều “may mắn” khi ấy là chính quyền địa phương không đủ kinh phí nên không thể phá bỏ. Cuối cùng, thành cổ đã không bị ảnh hưởng, cũng nhờ “may mắn” ngày đó mà đã để lại cho Sơn Tây một di sản văn hóa thế giới.

*Tổng hợp

>> Độc đáo ngôi làng nằm dưới lòng đất suốt 4.000 năm, nghe thấy tiếng người nhưng không biết phát ra từ đâu

Ngoạn cảnh ngôi làng cổ duy nhất còn sót lại của Phố Hiến: Sở hữu ngôi chùa có tam quan lớn nhất Việt Nam và hàng trăm di tích, báu vật quý hiếm

Thành cổ 200 tuổi có diện tích hơn 500.000m2, là thành cổ đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo hình lục giác

Ngôi làng đặc biệt dưới chân đèo Cù Mông: Hơn 150 năm sản xuất loại gia vị người Việt thường dùng, quý tới nỗi từng có lính canh trực luân phiên

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thanh-co-3000-tuoi-la-noi-thanh-lap-ngan-hang-dau-tien-cua-trung-quoc-duoc-bao-ton-toan-ven-nho-qua-ngheo-d114685.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thành cổ 3.000 tuổi là nơi thành lập ngân hàng đầu tiên của Trung Quốc, được bảo tồn toàn vẹn ‘nhờ’… quá nghèo
POWERED BY ONECMS & INTECH