Vĩ mô

Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 3 của Việt Nam thống nhất sáp nhập còn 32 xã, phường

Phúc Lam 15/04/2025 18:24

Địa phương này là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chiều ngày 14/4, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ Châu Việt Tha cho biết, tại cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Cần Thơ đã thống nhất phương án sáp nhập 80 xã, phường còn 32 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường, 16 xã).

Cụ thể các xã, phường được sắp xếp như sau:

(1) Phường Tân An sáp nhập với phường Thới Bình, phường Xuân Khánh (quận Ninh Kiều) lấy tên là phường Ninh Kiều, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Ninh Kiều.

(2) Phường An Hòa sáp nhập với phường Cái Khế (quận Ninh Kiều) và một phần diện tích tự nhiên 1,83 km², quy mô dân số 330 người của phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Cái Khế, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường An Hòa.

(3) Phường Hưng Lợi sáp nhập với phường An Khánh (quận Ninh Kiều) lấy tên là phường Tân An, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Hưng Lợi.

(4) Phường An Bình (quận Ninh Kiều) sáp nhập với xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền) lấy tên là phường An Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường An Bình.

(5) Phường Bình Thủy sáp nhập với phường An Thới, phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Bình Thủy, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Bình Thủy.

(6) Phường Long Tuyền sáp nhập với phường Long Hòa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Long Tuyền, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Long Tuyền.

(7) Phường Trà An sáp nhập với phường Thới An Đông, phường Trà Nóc (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Thới An Đông, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Thới An Đông.

(8) Phường Lê Bình sáp nhập với phường Ba Láng, phường Hưng Thạnh, phường Thường Thạnh (quận Cái Răng) lấy tên là phường Cái Răng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Quận ủy - UBND quận Cái Răng (cũ).

(9) Phường Phú Thứ sáp nhập với phường Tân Phú, phường Hưng Phú (quận Cái Răng) lấy tên là phường Hưng Phú, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Cái Răng (mới).

(10) Phường Thới Long sáp nhập với phường Long Hưng (quận Ô Môn), phường Tân Hưng (quận Thốt Nốt) lấy tên là phường Thới Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Long Hưng.

(11) Phường Phước Thới sáp nhập với phường Trường Lạc (quận Ô Môn) lấy tên là phường Phước Thới, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Phước Thới.

(12) Phường Thới An sáp nhập với phường Châu Văn Liêm, phường Thới Hòa (quận Ô Môn), xã Thới Thạnh (huyện Thới Lai) lấy tên là phường Ô Môn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Ô Môn.

(13) Phường Thạnh Hòa sáp nhập với phường Trung Nhứt (quận Thốt Nốt), xã Trung An (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là phường Trung Nhứt, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Thạnh Hòa.

(14) Phường Thốt Nốt sáp nhập với phường Thuận An, phường Thới Thuận (quận Thốt Nốt) lấy tên là phường Thốt Nốt, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Quận ủy Thốt Nốt.

(15) Phường Trung Kiên sáp nhập với phường Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) lấy tên là phường Thuận Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Thốt Nốt.

(16) Thành lập phường Tân Lộc trên cơ sở giữ nguyên trạng phường Tân Lộc (quận Thốt Nốt), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Tân Lộc.

(17) Xã Nhơn Nghĩa sáp nhập với xã Nhơn Ái (huyện Phong Điền) lấy tên là xã Nhơn Ái, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Nhơn Nghĩa.

(18) Thị trấn Phong Điền sáp nhập với xã Tân Thới, xã Giai Xuân (huyện Phong Điền) lấy tên là xã Phong Điền, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Phong Điền.

(19) Thành lập xã Trường Long trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Trường Long (huyện Phong Điền), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trường Long.

(20) Thành lập xã Thạnh Phú trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Thạnh Phú, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thạnh Phú.

>>Nếu hai tỉnh này ‘về chung một nhà’, một địa phương mới sẽ có cảng hàng không quốc tế và loạt khu công nghiệp trọng điểm

Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 3 của Việt Nam thống nhất sáp nhập còn 32 xã, phường
Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2004 - Ảnh: Internet

(21) Thành lập xã Thới Hưng trên cơ sở giữ nguyên trạng (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Thới Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thới Hưng.

(22) Thị trấn Cờ Đỏ sáp nhập với xã Thới Đông, xã Thới Xuân (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Cờ Đỏ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Cờ Đỏ.

(23) Xã Đông Hiệp sáp nhập với xã Đông Thắng (huyện Cờ Đỏ), xã Xuân Thắng (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Đông Hiệp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Đông Hiệp.

(24) Xã Trung Hưng sáp nhập với xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Trung Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trung Hưng.

(25) Thị trấn Thới Lai sáp nhập với xã Thới Tân, xã Trường Thắng (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Thới Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Thới Lai.

(26) Xã Đông Thuận sáp nhập với xã Đông Bình (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Đông Thuận, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Đông Thuận.

(27) Xã Trường Xuân sáp nhập với xã Trường Xuân A, xã Trường Xuân B (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Trường Xuân, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trường Xuân.

(28) Xã Định Môn sáp nhập với xã Tân Thạnh, xã Trường Thành (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Định Môn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Định Môn.

(29) Thị trấn Vĩnh Thạnh sáp nhập với xã Thạnh Mỹ, xã Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Vĩnh Thạnh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND huyện Vĩnh Thạnh.

(30) Xã Thạnh An sáp nhập với xã Thạnh Quới, xã Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Thạnh Quới, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thạnh Quới.

(31) Xã Vĩnh Trinh sáp nhập với xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Vĩnh Trinh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Vĩnh Trinh.

(32) Thị trấn Thạnh An sáp nhập với xã Thạnh Thắng, xã Thạnh Lợi (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Thạnh An, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND thị trấn Thạnh An

Bên cạnh đó, theo danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII), thành phố Cần Thơ sẽ hợp nhất với tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2004. Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của thành phố, đưa Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 3 của Việt Nam, sau Hà Nội và TP.HCM.

>>2 trong 3 thành phố mới được thành lập từ 1/1/2025 sắp bị giải thể

Trung ương hỗ trợ 100 tỷ đồng mỗi tỉnh giảm sau sáp nhập

Infographics: 34 tỉnh, thành phố dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-thu-3-cua-viet-nam-thong-nhat-sap-nhap-con-32-xa-phuong-286784.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 3 của Việt Nam thống nhất sáp nhập còn 32 xã, phường
    POWERED BY ONECMS & INTECH