Vĩ mô

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 2025: Số lượng đã gia tăng và chất lượng đã cải thiện

Khúc Văn 24/02/2025 13:15

Nói về triển vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2025, nhiều chuyên gia kỳ vọng, thị trường không chỉ gia tăng về số lượng phát hành, mà còn cải thiện chất lượng qua việc hạn chế hoạt động đầu tư rủi ro cao và mang lại lợi ích cho trái chủ. Cơ sở của nhận định này là những thay đổi về pháp lý thời gian qua.

Bất động sản là nhóm có giá trị đáo hạn lớn

Áp lực thanh toán nợ gốc trái phiếu tăng trở lại ở nhóm phi Ngân hàng trong tháng 3/2025.

Cụ thể theo ước tính của FiinGroup, trong tháng 3/2025, tổng giá trị gốc trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán của nhóm phi Ngân hàng ước đạt 13,9 nghìn tỷ đồng, tăng đáng kể so với tháng 1 (4,5 nghìn tỷ đồng) và tháng 2 (1,2 nghìn tỷ đồng).

Tuy nhiên, bất động sản là nhóm có giá trị đáo hạn lớn nhất, chiếm hơn một nửa tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trong tháng 3 (59%).

Ngân hàng ồ ạt rao bán bất động sản thế chấp
Bất động sản là nhóm có giá trị đáo hạn lớn.

Điều này, theo các chuyên gia FiinGroup, phản ánh áp lực thanh khoản vẫn hiện hữu đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản, trong bối cảnh nhu cầu tái cấu trúc nợ và huy động vốn mới còn hạn chế.

Một số tổ chức phát hành (TCPH) có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong tháng 3 đáng chú ý là Đầu tư Vast King (2.260 tỷ đồng), bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng (2 nghìn tỷ đồng), nhóm Novaland (1.347 tỷ đồng), Hưng Thịnh Land (700 tỷ đồng).

Trước đó, ghi nhận từ thị trường cho thấy, ngay từ tháng đầu năm 2025, các doanh nghiệp bất động sản đã có những nỗ lực đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn. Theo đó, nhóm các TCPH Bất động sản vượt Ngân hàng vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất (63,8%), với tổng giá trị mua lại trước hạn đạt hơn 9 nghìn tỷ đồng, tăng +89,5% MoM và +184% YoY.

Một số doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh quy mô mua lại trái phiếu doanh nghiệp bao gồm Novaland (NVL) và Sovico Holdings. Cả 2 doanh nghiệp này đều có lịch sử sự kiện tín dụng, theo FiinRatings. Riêng với NVL, toàn bộ 19 lô trái phiếu phát hành năm 2020 (đáo hạn năm 2025) với tổng giá trị là 6,33 nghìn tỷ đồng đã được mua lại và nhờ đó, giá trị lưu hành trái phiếu doanh nghiệp của NVL giảm về 15,4 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 1/2025.

Đây là một trong kết quả từ chuỗi nỗ lực tái cấu trúc nợ trái phiếu không ngừng nghỉ của NVL trong hơn 2 năm qua. Tuy vậy, doanh nghiệp địa ốc này vẫn còn nặng gánh nợ vay và áp lực thanh toán lớn trong ít nhất 2 năm tới. Cập nhật mới đây, NVL phát sinh chậm trả nợ gốc và lãi cho lô trái phiếu NVLH2123009, tổng số tiền gần 800 tỷ đồng với lý do “TCPH chưa thu xếp được nguồn tiền”, cho thấy áp lực này.

Nhóm đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn ngay từ đầu năm, theo dữ liệu còn có khối Chứng khoán với hai đại diện là CTCK Rồng Việt (500 tỷ đồng) và VNDirect (400 tỷ đồng).

Tuy nhiên vượt lên cả 2 nhóm Bất động sản và Chứng khoán trong nỗ lực mua lại trái phiếu trước hạn, phải kể đến nhóm Ngân hàng. Nhóm này trong tháng 1/2025 đã thực hiện mua lại trước hạn 3 nghìn tỷ đồng trái phiếu, tương đương 1/3 giá trị mua lại trung bình hàng tháng trong năm 2024. Phần lớn giá trị mua lại thuộc về Ngân hàng Phương Đông (OCB), ngân hàng đã mua lại toàn bộ lô trái phiếu OCB12306 và OCB12328 phát hành vào tháng 12/2023.

Việc các ngân hàng mạnh tay mua lại trái phiếu trước hạn được hiểu là phương thức tái cơ cấu nguồn vốn để có nguồn vốn với chi phí tốt và dài hơn, trong bối cảnh ngân hàng cũng song song tăng tốc phát hành với lãi suất trái phiếu chưa bị đẩy lên cao,tạo cơ hội bổ sung vốn cấp 2 và bổ sung vốn hoạt động kinh doanh, mở rộng cho vay trong thời gian tới.

Trở lại với áp lực nợ gốc và có thể cả lãi trái phiếu đến kỳ đáo hạn tháng 3, theo dữ liệu phát hành trước đây, thực tế tháng tới chưa phải là “đỉnh cao” thách thức năng lực thanh toán của các TCPH.

Dữ liệu FiinGroup/ FiinPro-X thể hiện năm 2025, tổng nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán ở nhóm phi Ngân hàng là gần 172 nghìn tỷ đồng, chủ yếu rơi vào quý 3/2025 (66,3 nghìn tỷ đồng).

Bất động sản chiếm tỷ trọng áp đảo, phần lớn tập trung vào tháng 7 (15,5 nghìn tỷ đồng) và tháng 8 (21,6 nghìn tỷ đồng), ghi nhận ở 1 số doanh nghiệp phát triển bất động sản đáng chú ý là Vinhomes (VHM), Quang Thuận, bất động sản HANOVID, bất động sản Mỹ.

>>Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều dư địa phát triển

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 2025 không chỉ gia tăng về số lượng mà còn cải thiện về chất lượng

Nói về triển vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2025, ông Nguyễn Đình Duy, Giám đốc - chuyên gia phân tích cao cấp xếp hạng tín nhiệm và nghiên cứu của VIS Rating kỳ vọng, thị trường không chỉ gia tăng về số lượng phát hành, mà còn cải thiện chất lượng qua việc hạn chế hoạt động đầu tư rủi ro cao và mang lại lợi ích cho trái chủ. Cơ sở của nhận định này là những thay đổi về pháp lý thời gian qua.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu chính sách thuế để hạn chế đầu cơ bất động sản
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 2025 không chỉ gia tăng về số lượng mà còn cải thiện về chất lượng.

Cụ thể, theo quy định cũ thì trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chỉ được phân phối cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, gồm cá nhân và tổ chức. Nhưng với quy định tại Luật Chứng khoán sửa đổi, tổ chức phát hành được phân phối sản phẩm này cho nhà đầu tư không chuyên nghiệp, khi đáp ứng được điều kiện về xếp hạng tín nhiệm, tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh ngân hàng...

Điều này, theo ông Duy, sẽ tăng cường tính minh bạch trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, với những “lớp bảo vệ”, giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro.

Với cơ quan quản lý, chuyên gia này cho biết Luật đã trao Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKN) quyền đình chỉ/hủy bỏ các đợt phát hành trái phiếu, nếu tổ chức phát hành không khắc phục được sai phạm. Những quy định này được luật định rất rõ với các mốc thời gian, điều kiện và quyền hạn tương ứng theo từng giai đoạn.

Với các đơn vị cung cấp dịch vụ đối với các đợt phát hành trái phiếu gồm tổ chức tư vấn, bảo lãnh phát hành, tổ chức lưu ký và người đại diện cho các trái chủ, Luật cũng quy định về nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác của hồ sơ phát hành trái phiếu, điều kiện phát hành của hồ sơ.

“Việc thiết kế như vậy nhằm tạo ra nhiều ‘lớp bảo vệ’, giúp hoạt động trái phiếu riêng lẻ, dù không cần sự phê duyệt trước khi phát hành, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức phát hành”, ông Duy phân tích.

Trái phiếu doanh nghiệp sắp 'ấm' lên, lãi suất cao hơn

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều dư địa phát triển

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-2025-so-luong-da-gia-tang-va-chat-luong-da-cai-thien-278144.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 2025: Số lượng đã gia tăng và chất lượng đã cải thiện
    POWERED BY ONECMS & INTECH