Đặc biệt, người lớn tuổi và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ gặp phải vấn đề sức khỏe nhất khi thời tiết trở nên khó chịu như hiện nay.
Trong những ngày gần đây, hầu hết các khu vực trên khắp cả nước đang đối mặt với một đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Nhiệt độ ngoài trời ở nhiều nơi đã chạm ngưỡng 40 độ C, tạo ra một bầu không khí oi bức và khắc nghiệt. Tình trạng nắng nóng cực độ và nhiệt độ cao này rất dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ bị sốc nhiệt.
Điển hình như mới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do sốc nhiệt. Cụ thể, sau hơn hai giờ đi xe máy từ Hà Nội về quê ở Phú Thọ dưới ánh nắng gay gắt của buổi trưa (từ 12 giờ đến 14 giờ), một nam thanh niên 21 tuổi đã xuất hiện các triệu chứng đau đầu dữ dội, cơ thể nóng rực như than, và sau đó dần mất ý thức, không còn phản ứng khi được gọi hỏi phải thở qua bóp bóng, co giật toàn thân, nhiệt độ cơ thể lên đến 40,5 độ C, mạch nhanh và huyết áp tụt. Ngay sau đó, kết quả kiểm tra xác định bệnh nhân bị sốc nhiệt nặng, với nguy cơ tử vong cao từ 30 - 40%.
Các bác sĩ cho biết, sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng đột ngột lên trên 40 độ C, kèm theo sự rối loạn chức năng của các cơ quan như hệ thần kinh, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Điều này có thể dẫn đến rối loạn ý thức hoặc hôn mê.
Hiện tượng sốc nhiệt thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Nguyên nhân chính là do cơ thể hấp thụ nhiệt từ môi trường bên ngoài khi làm việc hoặc hoạt động trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết sớm tình trạng sốc nhiệt bao gồm:
- Rối loạn ý thức: hôn mê, cơn động kinh
- Rối loạn hô hấp: khó thở, suy hô hấp
- Rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, thiểu niệu
- Các triệu chứng khác: mệt mỏi, đau đầu, đỏ mặt, có thể nôn mửa, ỉa chảy
- Nhiệt độ cơ thể: trên 40 độ C
- Da: nóng và khô
Bởi vậy, để phòng ngừa nguy cơ sốc nhiệt trong những ngày nắng nóng, người dân cần lưu ý:
- Khi bệnh nhân bị sốc nhiệt, điều quan trọng nhất trong cấp cứu và điều trị là hạ thân nhiệt ngay lập tức không nên chờ đến khi đến viện. Có thể dùng một khăn ướt (đã vắt ráo nước) để chườm mát và quạt mát cho bệnh nhân.
- Người cấp cứu cần nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, chuyển tới nơi râm mát, cởi bỏ quần áo và hạ thân nhiệt bằng mọi cách có thể.
- Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc hoặc sinh hoạt dưới thời tiết nắng nóng, người dân cần đảm bảo một số biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe. Cần uống đủ nước và bổ sung muối, che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng rãi, nhẹ, thoáng mát và có màu sáng. Đội mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng cũng là những biện pháp quan trọng để giảm thiểu tác hại của nắng nóng.
>> Bác sĩ chỉ ra 3 nguyên nhân gây sốc nhiệt khi đi bộ dưới trời nắng nóng
Làm việc dưới trời nắng nóng, hai người nhập viện cấp cứu
Công nhân đội nắng nóng hơn 40 độ thi công cầu dây văng 1.200 tỷ tại Nam Định