Thủ phủ công nghiệp miền Bắc chi gần 1.000 tỷ đồng 'lên đời' vùng trung tâm, nỗ lực trở thành TP trực thuộc Trung ương

03-04-2024 06:09|Chi Chi

Nhiều dự án mới của khu vực trung tâm của tỉnh là thủ phủ công nghiệp miền Bắc hiện đang trong quá trình thực hiện và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động sớm hơn so với kế hoạch.

Theo Quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021, tại phường Trưng Vương sẽ có 3,6ha đất thể dục thể thao được điều chỉnh chức năng thành đất sử dụng hỗn hợp (dịch vụ, thương mại, văn phòng, đất ở, cơ quan, cây xanh). Việc quy hoạch khu vực trung tâm thành phố nhằm mở rộng quảng trường, không gian công cộng, thương mại, cơ quan phố đi bộ,... tạo thành trục cảnh quan kết nối quảng trường Võ Nguyên Giáp với sông Cầu, phục vụ cộng đồng và sinh hoạt văn hóa cho nhân, nâng cao chất lượng đô thị.

Sân vận động Thái Nguyên đang được xây mới

Sân vận động Thái Nguyên đang được xây mới

Cụ thể, sân vận động Thái Nguyên sẽ được di dời và xây mới tại xã Phúc Trìu, phía Tây thành phố và cách địa điểm cũ 15km. Khu vực cũ của sân vận động nằm trên địa phận phường Trưng Vương sẽ thực hiện triển khai dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm.

Dự án xây dựng mới sân vận động Thái Nguyên được khởi công từ tháng 12/2022, với tổng mức đầu tư trên 535 tỷ đồng. Công trình có diện tích 15,47ha, được thiết kế với quy mô 22.000 chỗ ngồi, có mái che hiện đại, bảo đảm diện tích một sân bóng đá tiêu chuẩn quốc tế. Theo kế hoạch, thời gian thực hiện dự án đến hết quý II/2025. Tuy nhiên với tiến độ thi công như hiện nay, dự kiến công trình sẽ được hoàn thành các hạng mục và đưa vào sử dụng trong tháng 10/2024, tức sớm hơn tiến độ 1 năm.

Phối cảnh sân vận động Thái Nguyên khi hoàn thành với quy ô 22.000 chỗ ngồi

Phối cảnh sân vận động Thái Nguyên khi hoàn thành với quy mô 22.000 chỗ ngồi

Với dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên sẽ được xây dựng trên tổng diện tích 7,7ha tại phường Trưng Vương. Để phục vụ dự án này, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành triển khai dự án Trụ sở làm việc khối các cơ quan tỉnh. Dự án có quy mô 3 khối nhà 12 tầng, với tổng diện tích sàn 29.000 m2, tổng mức đầu tư 405 tỷ đồng với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Công trình được khởi công từ tháng 6/2023, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.

Tuyến phố đi bộ cũng nằm trong dự án quy hoạch tổng thể thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Khu vực phố đi bộ tập trung nhiều loại hình giao thông công cộng, thành phố cũng đã quy hoạch nhiều tuyến để kết nối vào trung tâm. Tuyến phố đi bộ vì thế sẽ giúp kết nối và giải quyết ùn tắc giao thông, tạo mỹ quan đô thị. Khi hình thành Khu đô thị mới và tuyến phố đi bộ, vị thế của thành phố Thái Nguyên càng được khẳng định, xứng đáng với vị thế là trung tâm chính trị, văn hóa - xã hội của toàn tỉnh Thái Nguyên.

Phối cảnh Khu đô thị mới trung tâm thành phố Thái Nguyên

Phối cảnh Khu đô thị mới trung tâm thành phố Thái Nguyên

Theo định hướng phát triển, trong tương lai tỉnh Thái Nguyên sẽ trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại. Đến năm 2050, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đạt tiêu chuẩn trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. Việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên vì thế là điều cần thiết.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Thái Nguyên, là một trong những thủ phủ công nghiệp miền Bắc.

Quyết định số 222/QĐ-TTg về quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu của quy hoạch là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện, bền vững, trở thành một trong những địa phương phát triển ở miền Bắc.

Trong đó, thời kỳ 2021-2030, tỉnh Thái Nguyên phát triển – mở rộng 11 khu công nghiệp và 1 khu công nghệ thông tin tập trung; phát triển 41 cụm công nghiệp, quy hoạch các khu chức năng tổng hợp và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, trong đó có 13 sân golf.

Đến năm 2025, Thái Nguyên sẽ trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội.

Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng Thái Nguyên trở thành một cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng đối với phát triển kinh tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội.

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, xây dựng tỉnh Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước, nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.

>> Tỉnh nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam sẽ có tổng cộng 5 cầu đường bộ kết nối với đầu tàu kinh tế cả nước

Bất động sản phía Tây Hà Nội sắp ‘lên hương’ nhờ 2 thành phố mới

Thành phố đông dân thứ hai Việt Nam: Có sự chuyển biến lớn về phường, xã sau khi sáp nhập

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thu-phu-cong-nghiep-mien-bac-chi-gan-1000-ty-dong-len-doi-vung-trung-tam-no-luc-tro-thanh-tp-truc-thuoc-trung-uong-d119386.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thủ phủ công nghiệp miền Bắc chi gần 1.000 tỷ đồng 'lên đời' vùng trung tâm, nỗ lực trở thành TP trực thuộc Trung ương
POWERED BY ONECMS & INTECH