Tiền ảo "hết thời" tại Đông Nam Á

02-03-2023 21:05|Băng Di

Theo sếp Bybit - sàn đứng thứ bảy về lượng giao dịch, không dễ kiếm tiền trong "mùa đông" tiền số và khủng hoảng niềm tin.

Hiện tại, những người hoạt động trong lĩnh vực khai thác tiền mã hóa ở Kazakhstan đang chịu áp lực lớn khi chính phủ siết chặt lĩnh vực bằng các mức thuế cao. Cụ thể, lĩnh vực khai thác tiền mã hóa đang phải thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu thụ điện (dự kiến ​​tăng gấp 10 lần từ tháng 1/2023).

Thậm chí, trong luật mới được hạ viện tại Kazakhstan thông qua, các công ty cần phải trả thêm tiền giấy phép và mua điện tại các cuộc đấu giá tập trung. “Tổng thống Kazakhstan đã khuyến khích các nhà đầu tư đến quốc gia này. Tuy nhiên, mọi chuyện hóa ra chỉ tốt đẹp trên giấy tờ”, ông Matkenov nói thêm.

Điều tương tự dường như cũng xảy ra ở Indonesia. Một năm trước, người dân tại Indonesia có thể dễ dàng tham gia vào làn sóng tiền mã hóa chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. Từ năm 2020 - 2021, giá trị của hoạt động giao dịch tiền mã hóa ở Indonesia đã tăng hơn 10 lần, lên khoảng 50 tỷ USD.

Hàng loạt nhóm về tiền mã hóa từng hoạt động trên Telegram tại Indonesia giờ đã không còn giá trị. Antonny Teo, người sáng lập kênh Kriptonesian, một trong những cộng đồng tiền số lớn nhất ở Indonesia, chia sẻ anh đã mất khoảng 50% người theo dõi tính từ khi đạt số thành viên kỷ lục. Hiện tại, nhóm Kriptonesian chỉ còn khoảng 7.000 thành viên.

Trong khi đó, Agus Artemiss, người sáng lập nhóm Cryptoiz với hơn 13.500 người trên Telegram, nói rằng “mùa đông tiền mã hóa” đã biến lĩnh vực trở thành một trò chơi sinh tồn. Ông Artemiss nhận định những đồng tiền đáng tin cậy có khả năng tồn tại, trong khi các coin rác sẽ biến mất mãi mãi.

Vào tháng 8/2022, cơ quan quản lý đầu tư của Indonesia là Bappebti đã thống kê được khoảng 16 triệu nhà đầu tư tiền mã hóa. Ngoài ra, Bộ Thương mại Indonesia cho biết con số này vẫn tiếp tục tăng nhưng tổng giá trị giao dịch đã giảm hơn 50%.

Tiền ảo

2022 có thể coi là năm “thanh lọc” của thị trường crypto (tiền mã hoá), chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn nhất về xu hướng lẫn tính chất của ngành “tài chính - công nghệ” nhiều tranh cãi này.

Sự thay đổi của crypto chịu ảnh hưởng lớn từ nền kinh tế chung. Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất để hạn chế lạm phát, chứng khoán Mỹ có mức giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008. Do tương quan chặt chẽ với nền tài chính truyền thống vì được nhiều tổ chức lớn nắm giữ, thị trường crypto cũng sụt giảm rõ rệt.

Cụ thể, nhiều dự án, quỹ đầu tư crypto lớn phá sản như Terra, 3AC và FTX. Các tỷ phú Bitcoin mất phần lớn tài sản của mình như CZ mất 60 tỷ USD, Brian Armstrong mất 4,5 tỷ USD.

Giá Bitcoin giảm hơn 60% trong năm 2022 xuống còn khoảng 17.000 USD. Thị trường NFT sụt giảm mạnh khi những NFT quý hiếm từng được bán với giá hàng triệu USD như CryptoPunk, giờ chỉ còn hơn trăm nghìn USD.

Tại Việt Nam, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần phát đi thông điệp: Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và phương thức thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền điện tử tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi không đúng với pháp luật hiện hành.

BYD xây nhà máy, VinFast đặt 100.000 trạm sạc, thị trường xe điện tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á tiềm năng ra sao?

Công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hợp tác đầu tư 1,2 tỷ USD phát triển 100.000 trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tien-ao-het-thoi-tai-dong-nam-a-171903.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tiền ảo "hết thời" tại Đông Nam Á
    POWERED BY ONECMS & INTECH