Trong phiên thứ 6 tuần trước (26/11/2021), thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt 38.660 tỷ đồng - tăng 12,4% so với phiên trước. Giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE tăng 12,4% lên 32.794 tỷ đồng. Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm bất động sản, hàng & dịch vụ công nghiệp, hóa chất trong khi giảm ở nhóm ngân hàng, ô tô và phụ tùng, công nghệ thông tin.
Kết phiên giao dịch ngày 26/11/2021, VN-Index giảm 7,78 điểm (-0,52%) xuống 1.493,03 điểm; toàn sàn có 166 mã tăng, 315 mã giảm và 36 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,04 điểm (-0,23%) xuống 458,63 điểm; toàn sàn có 84 mã tăng, 163 mã giảm và 51 mã đứng giá. UpCOM-Index giảm 0,31 điểm (-0,27%) xuống 114,3 điểmản thị trường.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt 38.660 tỷ đồng - tăng 12,4% so với phiên trước. Giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE tăng 12,4% lên 32.794 tỷ đồng. Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm bất động sản, hàng & dịch vụ công nghiệp, hóa chất trong khi giảm ở nhóm ngân hàng, ô tô và phụ tùng, công nghệ thông tin.
Về vốn hóa, tỷ trọng phân bổ dòng tiền vào cổ phiếu trong rổ VN30 tăng, tỷ trọng giá trị giao dịch của cổ phiếu vốn hóa nhỏ cải thiện nhưng giảm ở nhóm vốn hóa vừa.
Giao dịch cùng chiều tự doanh, nhà đầu tư tổ chức trong nước quay đầu mua ròng sau chuỗi rút ròng 4 phiên liên tiếp. Cụ thể, nhóm này gom ròng 197,4 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức nội bán ròng 9/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có SSB, HPG, LPB, REE, DIG, CII, VCG, HSG, DPM, HQC.
Trong khi đó, dòng tiền của nhà đầu tư tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc. Danh mục 10 cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất gồm TCB, VPB, MWG, VCB, VIC, GAS, NVL, BCM, DXG, PLX.
Trong phiên VN-Index tạm rời mốc 1.500 điểm, giao dịch của nhà đầu tư cá nhân tiếp tục trở thành lực cầu chính nâng đỡ thị trường. Cụ thể, nhóm này mua ròng 1.887,1 tỷ đồng trong đó họ mua ròng khớp lệnh 2.008,1 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 14/18 ngành, chủ yếu gom cổ phiếu ngành bất động sản. Thống kê của Fiinpro cho thấy nhóm bất động sản có phiên giao dịch tăng cả về lượng và chỉ số giá dưới sự dẫn dắt của cổ phiếu vốn hóa lớn VIC.
Sau phiên cuối tuần, VIC lấy lại vị thế vốn hóa lớn hơn VHM và chính thức chuyển từ vị thế giảm sang tăng 2,41% kể từ đầu năm. VIC có phiên bứt phá mạnh với thanh khoản tăng mạnh với sự tham gia tích cực của nhóm nhà đầu tư nước ngoài.
Top cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất là VIC, VHM, DIG, NVL, PDR tất cả đều tăng điểm trừ VHM giảm nhẹ 0,72%. Nhóm cổ phiếu bất động sản vốn hóa nhỏ vẫn là nhóm tăng giá mạnh nhất, một loạt các cổ phiếu như PXL, BVL, VHD, CEO, PVL, DRH, PTL, LDG tăng trần trong phiên, đặc biệt 3 cổ phiếu đầu ở sàn UPCoM tăng 15%.
Tuy nhiên, áp lực chốt lãi của cổ phiếu bất động sản vốn hóa nhỏ cũng có, các cổ phiếu API, NVT, IDJ, DXS, FLC, KBC, IDC, HQC, IJC, VPH, TDH giảm điểm.
Trở lại với giao dịch của nhà đầu tư cá nhân, Top mua ròng tập trung tại các mã VPB, HPG, VND, NLG, HCM, VRE, VHM, HDB, SSB, SSI.
Phía bán ròng khớp lệnh, cá nhân trong nước bán ròng 4/18 ngành với áp lực bán tập trung tại nhóm bán lẻ, điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top bán ròng có: TCB, MWG, VNM, VCB, GAS, DCM, BCM, OCB, TGG.
Nguồn Vietnambiz.vn