Kiến thức

Tìm thấy lục địa thứ 7 của Trái Đất, quá trình hình thành có thể bắt đầu từ hàng trăm triệu năm trước

Thùy Dung 23/07/2024 - 00:27

Hiện nay, nơi đây là tiểu lục địa mới với tên là Davis Strait.

Một nhóm nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Gondwana Research về việc phát hiện một tiểu lục địa mới chìm dưới đáy eo biển Davis, khu vực rộng lớn nằm giữa đảo Baffin thuộc Canada và Greenland do Đan Mạch quản lý. Theo đó, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tái tạo lại khu vực xung quanh chuyển động kiến tạo mảng của eo biển Davis cách đây 33 - 61 triệu năm trước.

Hình ảnh vệ tinh về vùng biển ở Greenland ngày 29.7.2021. Ảnh: Internet

Hình ảnh vệ tinh về vùng biển ở Greenland ngày 29.7.2021. Ảnh: Internet

Khoảng 61 triệu năm trước, Greenland và Canada bắt đầu tách ra với chuyển động theo hướng Đông Bắc - Tây Nam của các mảng riêng biệt, trùng với sự hình thành của biển Labrador và vịnh Baffin. Tuy nhiên, 5 triệu năm sau đó, hướng dịch chuyển đã chuyển sang Bắc - Nam, tạo nên eo biển và lớp vỏ lục địa dày giữa hai khu vực.

"Thời kỳ tách giãn kéo dài và đáy biển trải rộng giữa Greenland và Bắc Mỹ hình thành các bồn trũng đại dương ở biển Labrador và vịnh Baffin, kết nối bởi eo biển Davis", nhóm nghiên cứu cho biết. "Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất về chuyển động mảng kiến tạo chính xác giữa Greenland và Canada, cũng như quá trình tiến hóa của eo biển Davis. Mô hình trước đây cũng không thể giải thích nguồn gốc của vỏ lục địa dày khác thường ở đường biển này".

Trong quá trình phục dựng quá khứ của khu vực khi Greenland tách khỏi Canada, các nhà nghiên cứu nhận thấy phần vỏ dày khác thường thực chất là một tiểu lục địa. Đó là một khối kiến tạo tách khỏi lục địa, bao quanh bởi vỏ đại dương mỏng hơn.

Việc phát hiện một lúc địa nguyên thủy giúp ích cho các nhà khoa học nghiên cứu về sự hình thành lục địa trên Trái Đất. Ảnh: Internet

Việc phát hiện một lúc địa nguyên thủy giúp ích cho các nhà khoa học nghiên cứu về sự hình thành lục địa trên Trái Đất. Ảnh: Internet

Sử dụng dữ liệu phản xạ địa chấn và mô hình vỏ Trái Đất mới, các nhà khoa học đã xác định được một phần vỏ lục địa dày (19-24km) tách khỏi Greenland. Họ cho rằng đây là một tiểu lục địa chưa tách rời hoàn toàn.

Sự chia tách bắt đầu từ khoảng 118 triệu năm trước, trải qua quá trình tan vỡ lục địa khoảng 61,27 triệu năm trước tại biển Labrador. Sau đó, các mảng kiến tạo tiếp tục di chuyển cho đến khi Greenland va chạm và kết hợp với mảng Bắc Mỹ, hình thành nên tiểu lục địa mới này.

Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện có thể giúp tăng cường hiểu biết về mảng kiến tạo mà nguy cơ mà chúng có thể đặt ra với người dân trên Trái Đất. Việc biết rõ tiểu lục địa hình thành như thế nào cũng giúp ngăn chặn thảm họa trong động đất.

Thế nào là một lục địa?
Một vùng đất để được công nhận là lục địa, cần có những đặc điểm sau.
- Một vùng đất cao hơn hẳn mặt nước biển.
- Cấu tạo từ ít nhất 3 loại đá: đá lửa (từ magma núi lửa), đá biến chất (do tác động của nhiệt độ và áp suất), và trầm tích (do quá trình xâm thực).
- Có thành phần vỏ Trái đất dày hơn vùng biển xung quanh.
- Và quan trọng nhất là: "Có diện tích vùng đủ lớn và tách biệt để được công nhận là lục địa hoàn chỉnh, thay vì là vi lục địa, hoặc là một phần của lục địa khác".

>> ‘Siêu cường châu Á’ tuyên bố mở rộng thềm lục địa tại một loạt đảo trên Thái Bình Dương

Hòn đảo duy nhất nằm liền kề vùng thềm lục địa của Việt Nam nhiều lần được xướng tên 'đảo đẹp nhất thế giới'

Tìm lại lục địa thứ 8 sau 375 năm thất lạc: Diện tích gấp khoảng 15 lần lãnh thổ Việt Nam, được ví như ‘anh em họ’ của Nam Cực

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tim-thay-luc-dia-thu-7-cua-trai-dat-qua-trinh-hinh-thanh-co-the-bat-dau-tu-hang-tram-trieu-nam-truoc-d128346.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Tìm thấy lục địa thứ 7 của Trái Đất, quá trình hình thành có thể bắt đầu từ hàng trăm triệu năm trước
POWERED BY ONECMS & INTECH