Tỉnh này còn là một trong 5 địa phương sở hữu đường bờ biển dài nhất Việt Nam.
Dự kiến ngày 28/2 tới đây, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, Bình Thuận trở thành tỉnh phát triển năng động, nhanh và bền vững; mạnh, giàu từ biển, có mức thu nhập bình quân đầu người (GRDP) cao hơn mức bình quân của vùng và cả nước; là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển tầm quốc gia, quốc tế.
Tỉnh Bình Thuận |
Cụ thể, đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận có 16 đô thị, trong đó, có 1 đô thị loại II là thành phố Phan Thiết; 1 đô thị loại III (thành phố La Gi); 3 đô thị loại IV (Phan Rí Cửa, Liên Hương, Võ Xu); 11 đô thị loại V (Vĩnh Tân, Chợ Lầu, Lương Sơn, Ma Lâm, Thuận Nam, Tân Nghĩa, Tân Minh, Sơn Mỹ, Lạc Tánh, Đức Tài, Phú Quý).
> > Cảng biển 14.000 tỷ đồng tại Bình Định 'lỡ hẹn' 4 năm, đã ấn định ngày khởi công
Việc bố trí không gian phát triển mới, phù hợp với các định hướng, mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội theo nguyên tắc: “Một trục động lực - Hai trục liên kết - Ba trung tâm - Ba hành lang phát triển”; tăng cường kết nối tạo động lực cho phát triển tỉnh từ vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, liên kết hoạt động kinh tế - xã hội với các tuyến hành lang kinh tế phía Nam và xa hơn.
Đến năm 2050, Bình Thuận trở thành cực phát triển quan trọng của khu vực duyên hải Trung Bộ có kinh tế biển phát triển mạnh, bền vững, cơ cấu kinh tế hiện đại; là trung tâm năng lượng sạch, trung tâm cung cấp dịch vụ du lịch quốc gia và quốc tế, y tế, giáo dục chất lượng cao; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng và quốc gia gắn với các đô thị biển hiện đại…
Về tình hình kinh tế - xã hội, năm 2023, tỉnh Bình Thuận đã ghi nhận những kết quả tăng trưởng vượt trội như tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) vượt kế hoạch khi tăng 8,1%, trong đó, ngành nông - lâm - thủy sản tăng 3,31%, công nghiệp xây dựng tăng 6,55%, dịch vụ tăng 14,37%. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt hơn 40.610 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2022.
Năm qua, Bình Thuận đón 8,35 triệu lượt khách (tăng gần 46% so với năm 2022), doanh thu du lịch năm 2023 đạt 22.300 tỷ đồng (tăng 63% so với năm 2022).
> > Cảng biển 'nhà Thaco' sắp được nâng cấp, mở rộng với tổng vốn đầu tư gần 1.600 tỷ đồng
Năm nay, Bình Thuận sẽ thực hiện các giải pháp tái cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực phát triển, nhất là 3 trụ cột công nghiệp - du lịch - nông nghiệp. Tỉnh cũng lên kế hoạch GRDP năm nay tăng 8-8,5% so với năm ngoái.
Bản đồ tỉnh Bình Thuận |
Quốc lộ 1A hay còn gọi với tên địa phương là quốc lộ 1, đường thiên lý, đường cái quan, đường 1 hay đường xuyên Việt. Đây là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ khởi đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, tọa lạc tại thị xã Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, kết thúc tại thị xã Năm Căn, Cà Mau với tổng chiều dài 2.360km. Trong đó, tỉnh dài nhất Việt Nam tính theo đường quốc lộ 1A chính là tỉnh Bình Thuận. Mặc dù không có diện tích lớn nhất cả nước, nhưng chiều dài của tỉnh này lên tới 178,5km. Xếp thứ hai trong danh sách là Khánh Hoà với 151,9km; đứng thứ 3 đó chính là Hà Tĩnh với chiều dài là 125km.
Bình Thuận là tỉnh ven biển cực Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. Đường bờ biển của tỉnh dài 192km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây cũng là 1 trong 5 tỉnh thành có đường bờ biển dài nhất Việt Nam (Bình Thuận xếp thứ 5, sau Khánh Hoà, Cà Mau, Quảng Ninh, Kiên Giang).
> > Lộ lý do Bình Thuận tăng trưởng kinh tế thần tốc vượt kế hoạch
Một tỉnh miền Tây có gần 50km đường biên giới sắp trở thành ‘thủ phủ kinh tế’ của ĐBSCL
Huyện miền núi sắp 'cất cánh' lên thị xã của Thái Nguyên thành lập 2 cụm công nghiệp mới