Bất động sản

Tỉnh dự kiến không sáp nhập đưa thành phố trực thuộc cùng 2 huyện đảo trở thành 3 đặc khu

Chi Chi 30/04/2025 00:09

Theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, địa phương sẽ giảm 171 xuống còn 51 đơn vị, đồng thời đề xuất thành lập 3 đặc khu.

Tại kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào ngày 28/4, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Trong đó tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ninh thành 51 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 27 phường, 21 xã và 3 đặc khu (Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô).

Tỉnh dự kiến không sáp nhập đưa thành phố trực thuộc cùng 2 huyện đảo trở thành 3 đặc khu kinh tế- Ảnh 1.
Huyện đảo Vân Đồn dự kiến sẽ trở thành đặc khu. Ảnh: Internet

Trường hợp cấp có thẩm quyền cho phép thành lập 2 đặc khu (Vân Đồn, Cô Tô), thì sắp xếp 12 xã, phường của TP. Móng Cái hiện nay (Bình Ngọc, Trà Cổ, Hải Xuân, Hải Yên, Trần Phú, Hải Hòa, Ka Long, Ninh Dương, Vạn Ninh, Hải Đông, xã đào Vĩnh Thực, xã đảo Vĩnh Trung) thành 4 đơn vị hành chính.

Quá trình tái cơ cấu hành chính cũng mở đường cho Quảng Ninh đẩy nhanh thực hiện các định hướng chiến lược phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Các khu vực tiềm năng như Vân Đồn, Cô Tô và Móng Cái được kỳ vọng sẽ trở thành những trung tâm kinh tế biển, logistics và du lịch trong tương lai gần, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nội địa.

Tuy nhiên, việc thành lập các đặc khu kinh tế này còn chờ sự phê duyệt từ Trung ương.

>> Nơi duy nhất Việt Nam được dựng tượng Bác Hồ khi Bác đang còn sống dự kiến sẽ trở thành đặc khu mới của đất nước

Song song với việc sáp nhập đơn vị hành chính, Quảng Ninh cũng thông qua hàng loạt nghị quyết trọng điểm khác gồm kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, kế hoạch vốn năm 2025, danh mục các khu đất đấu thầu dự án...

Tỉnh dự kiến không sáp nhập đưa thành phố trực thuộc cùng 2 huyện đảo trở thành 3 đặc khu kinh tế- Ảnh 2.
Thành phố Móng Cái dự kiến là 1 trong 3 đặc khu của tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Internet

UBND tỉnh được giao nhiệm vụ cấp bách là rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng xã đến năm 2030 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2050, đồng thời bố trí lại đội ngũ cán bộ công chức phù hợp. Việc xử lý tài sản công sau sáp nhập được yêu cầu thực hiện khẩn trương nhằm tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực.

Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh yêu cầu các cấp, ngành cần triển khai quyết liệt ngay sau khi đề án được cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu GRDP tăng trưởng từ 14% trở lên.

Trên nền tảng tổ chức bộ máy tinh gọn, Quảng Ninh đang dần khẳng định vị thế là địa phương tiên phong trong đổi mới mô hình quản lý, tạo tiền đề vững chắc để bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh và bền vững, đồng hành cùng mục tiêu quốc gia đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.

>> Sau khi sáp nhập, tỉnh có đường bờ biển dài nhất Việt Nam dự kiến sẽ trở thành TP trực thuộc Trung ương

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Đồng Nai mới sau sáp nhập: Là 'thủ phủ công nghiệp', cửa ngõ chiến lược phía Đông TP. HCM

Một thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam sẽ có 2 đặc khu hành chính

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/tinh-du-kien-khong-sap-nhap-dua-thanh-pho-truc-thuoc-cung-2-huyen-dao-tro-thanh-3-dac-khu-kinh-te-202250429102622937.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh dự kiến không sáp nhập đưa thành phố trực thuộc cùng 2 huyện đảo trở thành 3 đặc khu
    POWERED BY ONECMS & INTECH