Tòa nhà hơn 5.500 tỷ đồng đại diện cho cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Việt Nam: Là nơi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, sở hữu 2 đường hầm khảo cổ dưới lòng đất

26-04-2024 08:00|Quỳnh Như

Đây là trụ sở Quốc hội duy nhất trên thế giới sở hữu 2 hầm khảo cổ dưới lòng đất được phát hiện và đưa vào sử dụng cho hoạt động tham quan.

Tòa nhà Quốc hội nước ta được khởi công xây dựng từ ngày 12/10/2009. Thế nhưng, dự án đặc biệt này đã được khởi động từ trước đó nhiều năm để chọn tìm một phương án kiến trúc thích hợp với yêu cầu phác họa một bức tranh hòa quyện giữa hiện tại và quá khứ.

Toàn cảnh Tòa nhà Quốc hội Việt Nam. Ảnh: Báo Dân Trí

Toàn cảnh Tòa nhà Quốc hội Việt Nam. Ảnh: Báo Dân Trí

Trải qua rất nhiều lần lấy ý kiến nhân dân, cuối cùng phương án được lựa chọn trên cơ sở thiết kế của liên danh tư vấn thiết kế của Cộng hòa Liên bang Đức có điều chỉnh, bổ sung theo góp ý của các chuyên gia Việt Nam.

Tòa nhà chính thức được đưa vào sử dụng trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII (ngày 20/10/2014). Nhà Quốc hội được xây dựng ở một khu vực đắc địa - trên nền tòa nhà Quốc hội cũ nằm cạnh quảng trường Ba Đình, trong khuôn viên Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, là khu vực trung tâm chính trị, lịch sử, văn hóa của đất nước.

Đây là công trình hành chính quy mô và hiện đại nhất Việt Nam

Đây là công trình hành chính quy mô và hiện đại nhất Việt Nam

Từ đó đến nay, tòa nhà Quốc hội Việt Nam là nơi quyết định các vấn đề quan trọng bậc nhất của đất nước. Đây là một công trình hành chính có quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam, đại diện cho cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Tòa nhà được thiết kế như một khối tòa nhà 4 mặt vuông, cao 39m mang đường nét khỏe khoắn, vẻ uy nghiêm của cơ quan quyền lực tối cao, song vẫn mang đậm nét văn hóa và lịch sử dân tộc với nhiều chi tiết từ nội thất, góc nhìn và hoa văn trang trí. Công trình được lấy cảm hứng từ "Sự tích bánh chưng, bánh dày" đậm chất truyền thống văn hóa Việt. Tòa nhà Quốc hội Việt Nam mất tới 15 năm để hoàn thành kể từ khi phôi thai ý tưởng.

Công trình gồm 5 tầng nổi và 2 tầng hầm với 35.000m2 diện tích xây dựng và trên 60.000m2 diện tích sàn. Tổng số vốn bố trí thực tế cho dự án tính đến thời điểm chính thức hoạt động là 5.517,59 tỷ đồng.

Công trình được đánh giá quy mô, phức tạp nhất từ trước đến nay được các nhà thầu Việt Nam xây dựng. Tổng số hơn 80 phòng họp lớn nhỏ, đường dây điện dài 1.000km. Nhiều trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, hệ thống điện được vận hành tương đương một nhà máy.

Sảnh chính Tòa nhà Quốc hội Việt Nam là nơi diễn ra tất cả các nghi thức đón tiếp lãnh đạo cấp cao; trong khi Hội trường Diên Hồng là nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam. Ảnh: An Ninh TV

Sảnh chính tòa nhà Quốc hội Việt Nam là nơi diễn ra tất cả các nghi thức đón tiếp lãnh đạo cấp cao; trong khi Hội trường Diên Hồng là nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam. Ảnh: An Ninh TV

Cái tên Diên Hồng được lấy cảm hứng từ hội nghị dân chủ đầu tiên của nước ta, diễn ra vào thời nhà Trần. Lúc đó, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập các phụ lão trong cả nước để lên chiến lược chống lại sự xâm lược của quân Nguyên - Mông lần thứ hai. Các phụ lão lúc ấy chính là hình ảnh sơ khai nhất của các Đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước.

Tại hội trường, 575 chiếc ghế được thiết kế dành riêng cho các Đại biểu Quốc hội, nó có thể lùi ra đằng sau 15cm và xoay 360 độ nhưng không gây ra bất kỳ tiếng ồn nào để đảm bảo sự nghiêm trang của các phiên họp.

Cứ mỗi năm 2 lần, gần 500 đại biểu trên cả nước lại cùng ngồi tại Hội trường Diên Hồng, để bàn hướng phát triển và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Ảnh: An Ninh TV

Cứ mỗi năm 2 lần, gần 500 đại biểu trên cả nước lại cùng ngồi tại Hội trường Diên Hồng, để bàn hướng phát triển và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Ảnh: An Ninh TV

Trung tâm báo chí nhà Quốc hội cũng là một điểm nhấn của công trình với những hiệu năng vượt trội so với tất cả các trung tâm báo chí trong nước và không thua kém những phòng họp báo tại các trụ sở làm việc quy mô hàng đầu châu Âu và thế giới. Trung tâm được thiết kế với 300 chỗ ngồi nằm ngay bên trái tầng hầm thứ 2 của tòa nhà, có những tiện nghi, công nghệ hàng đầu về studio, hội thảo truyền hình, đường truyền, đáp ứng nhu cầu tác nghiệp của đội ngũ phóng viên.

Tòa nhà Quốc hội khi về đêm

Tòa nhà Quốc hội khi về đêm

Tòa nhà Quốc hội Việt Nam là trụ sở Quốc hội duy nhất trên thế giới sở hữu 2 hầm khảo cổ dưới lòng đất được phát hiện và đưa vào sử dụng cho hoạt động tham quan.

Khu trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm nhà Quốc hội có độ sâu dưới mặt đất từ 7-13m, với tổng diện tích khoảng 3.700m2, trưng bày hơn 400 di vật và gần 10 di tích, trải dài từ thời Tiền Thăng Long đến thời Thăng Long.

Khu trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm nhà Quốc hội. Ảnh: VTV Digital

Khu trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm nhà Quốc hội. Ảnh: VTV Digital

Các di vật được các nhà khảo cổ học phát hiện, lưu giữ trong quá trình khai quật tại khu vực này với những thủ pháp và kỹ thuật trưng bày bảo tàng hiện đại, tiên tiến nhất.

>> Tòa nhà Quốc hội hơn 100.000 tỷ đồng lớn và nặng nhất thế giới: Sử dụng 1 triệu m3 đá cẩm thạch và 7.000 tấn thép, sảnh trung tâm có thể đáp được cả trực thăng

Con đường đi qua quảng trường sức chứa tới 200.000 người lớn nhất Việt Nam, từng là một phần của Hoàng thành Thăng Long

Trung tâm thương mại đầu tiên của Việt Nam: Tọa lạc trên đất vàng 3 mặt tiền, quy tụ hơn 200 thương hiệu đình đám, được 'Vua hàng hiệu' chi khủng để 'tái sinh'

Quảng trường biển sức chứa 10.000 người ở thành phố nhỏ nhất Việt Nam sát ngày khánh thành: Hoành tráng, ấn tượng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/toa-nha-hon-5500-ty-dong-dai-dien-cho-co-quan-quyen-luc-nha-nuoc-cao-nhat-viet-nam-la-noi-quyet-dinh-cac-van-de-quan-trong-cua-dat-nuoc-so-huu-2-duong-ham-khao-co-duoi-long-dat-d121337.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tòa nhà hơn 5.500 tỷ đồng đại diện cho cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Việt Nam: Là nơi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, sở hữu 2 đường hầm khảo cổ dưới lòng đất
POWERED BY ONECMS & INTECH