Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được xem là cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay cần cơ chế đặc thù cho các doanh nghiệp trong nước để thực thi tuyến đường sắt quan trọng này.
Ban lãnh đạo Hòa Phát (HPG) cho biết tại dự án Dung Quất 2, doanh nghiệp đã sản xuất thép vượt tiêu chuẩn yêu cầu cho thanh ray đường sắt tốc độ cao, qua đó khẳng định đủ năng lực cung ứng thép cho dự án trọng điểm này.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, phương án tổ chức khai thác sẽ được điều chỉnh linh hoạt, tùy thuộc vào nhu cầu vận tải tại từng thời điểm và đối tượng phục vụ…
Dự báo đến năm 2050, nhu cầu đi và đến ga đường sắt tốc độ cao qua Nam Định khoảng gần 3 triệu khách/năm. Chi phí đầu tư và vận hành trong 30 năm khoảng 1,66 tỷ USD trong khi lợi ích thu ước khoảng 2,06 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xác nhận sẽ có 3 tuyến đường sắt kết nối đến sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam.