Bất động sản

TP.HCM chỉ đạo điều chỉnh khu đất của Vissan, Viễn thông TP.HCM

Quốc Chiến 26/10/2023 19:30

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi - trưởng Ban chỉ đạo 167 TP vừa chỉ đạo thu hồi nhà đất Công ty Vissan, giữ lại nhà đất Bưu điện TP.HCM và sắp xếp nhiều nhà đất công khác.

5754_Vissan

Theo đó, qua kết luận cuộc họp rà soát, sắp xếp, thu hồi nhà đất công, Chủ tịch UBND TP.HCM phê bình Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (SATRA) không thực hiện đúng chỉ đạo của TP trong việc phối hợp di dời, bàn giao nhà đất 420 Nơ Trang Long (phường 13, quận Bình Thạnh).

Đồng thời UBND TP.HCM giao SATRA làm việc với CTCP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan - đang sử dụng nhà đất 420 Nơ Trang Long) và các đơn vị chức năng xác định cụ thể thời gian bàn giao nhà đất trên, cam kết di dời, bàn giao nhà đất đúng thời hạn. Gửi Sở Tài nguyên - Môi trường phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị chức năng rà soát, đề xuất trình UBND TP trong tháng 10/2023.

Trong thời gian chờ thực hiện di dời và bàn giao, TP.HCM giao Sở Tài nguyên - Môi trường xem xét, xử lý việc cho thuê ngắn hạn nhà đất nêu trên. Đồng thời, lưu ý hướng dẫn Công ty VISSAN đối với hoạt động xả thải ra môi trường.

Trước đó, tháng 9/2019, UBND TP có quyết định thu hồi nhà đất 420 Nơ Trang Long là tài sản thuộc sở hữu nhà nước do SATRA quản lý để giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tiếp nhận, quản lý.

Tuy nhiên, sau đó Công ty Vissan có văn bản báo cáo về tình hình chậm hoàn thành dự án nhà máy giết mổ gia súc tại Khu công nghiệp Bến Lức (Long An) và Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân, TP.HCM). Vì vậy công ty này đề xuất dời thời hạn hoàn thành việc di dời nhà máy để trả lại nhà đất 420 Nơ Trang Long.

Ngoài công ty Vissan, TP cũng xem xét khu đất 125 Hai Bà Trưng (quận 1). TP.HCM thống nhất với phương án của Bộ Tài chính giữ lại tiếp tục sử dụng theo quy hoạch nhà đất 125 Hai Bà Trưng của Viễn thông TP.HCM. Khuôn viên nhà đất này có công trình Bưu điện TP.HCM thuộc danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa.

TP.HCM đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý đối với phần diện tích còn lại của Bưu điện TP.HCM, bảo đảm xử lý tổng thể khu đất 125 Hai Bà Trưng theo quy hoạch chung của TP.

Ngoài các nhà đất công trên, chủ tịch UBND TP cũng chỉ đạo công tác sắp xếp lại, xử lý nhiều nhà đất công khác như: nhà đất 240 Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận), nhà đất 231 Phan Văn Trị (quận Gò Vấp), 249 Lương Định Của (TP Thủ Đức), 16 Trương Định...

Bộ Xây dựng trực tiếp thanh tra chung cư mini tại Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương

Huy động hơn 50.000 tỷ đồng vốn tư nhân làm dự án Vành đai 4 TPHCM

Trung tâm tài chính: Mở sàn giao dịch tín chỉ carbon, sản phẩm chuyên biệt

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tphcm-chi-dao-sap-xep-lai-loat-nha-dat-cua-vissan-vien-thong-tphcm-d110449.html
Bài liên quan
  • 'Thời tiết này không có điều hòa chắc không làm việc được'
    "Với thời tiết này mà không có điều hòa chắc không làm việc được. Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp cũng như vậy, không thể làm việc nếu không có điều hòa", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho hay.
  • Không thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá 1 lần trong năm
    Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đề xuất không thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng.
  • Thẩm quyền mới của Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập tỉnh
    Luật Quy hoạch được sửa đổi theo hướng phân cấp thẩm quyền của Quốc hội cho Chính phủ xác định các vùng cần lập quy hoạch vùng và quyết định quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
  • Đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa
    Xăng và điều hòa nhiệt độ đều là mặt hàng thiết yếu, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội các ý kiến đề nghị bỏ quy định áp thuế tiêu thụ đặc biệt với 2 mặt hàng này.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    TP.HCM chỉ đạo điều chỉnh khu đất của Vissan, Viễn thông TP.HCM
    POWERED BY ONECMS & INTECH