Trí thức người Việt khó về nước vì rào cản tiền lương, thu nhập

11-04-2024 16:17|Trọng Đạt

Các chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng là một rào cản khiến việc thu hút các chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài về nước chưa tương xứng với tiềm năng.

Trí thức người Việt ở nước ngoài được xem là một bộ phận quan trọng tham gia đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Vì lẽ đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm trọng dụng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả của các chính sách này vẫn chưa được như kỳ vọng. 

Đánh giá một cách khách quan, bà Phạm Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ KH&CN) cho rằng, kết quả hoạt động thu hút, tập hợp đội ngũ trí thức người Việt ở nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng. 

Dù Bộ KH&CN rất nỗ lực, việc thu hút, tập hợp đội ngũ trí thức người Việt ở nước ngoài vẫn bị ràng buộc bởi các chính sách pháp luật chung, khó có thể vượt qua. Lý giải rõ hơn, đại diện Bộ KH&CN cho biết, những chính sách về tiền lương, thu nhập, ưu đãi, ghi nhận, tôn vinh với các trí thức người Việt ở nước ngoài còn khiêm tốn. 

Hoạt động có sự tham gia của trí thức người Việt ở nước ngoài chủ yếu là các hội thảo, dự án ngắn ngày. Số lượng người về nước làm việc lâu dài, số lượng công trình nghiên cứu, phát minh, các kết quả có tầm ảnh hưởng thay đổi căn bản ngành, lĩnh vực còn hạn chế”, bà Vân Anh nói. 

W-thu-truong-nguyen-hoang-giang-1.jpg
Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang, việc tập hợp, thu hút đội ngũ trí thức người Việt ở nước ngoài là cần thiết, quan trọng, song hành cùng với lộ trình phát triển, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, khi triển khai, hoạt động này gặp vướng mắc ở cơ chế chính sách, cách thức thu hút và chế độ đãi ngộ. 

Trên thực tế, số lượng trí thức người Việt ở nước ngoài rất đông đảo, nhưng Việt Nam chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu để chủ động khai thác, phát huy lực lượng này. 

Theo Bộ KH&CN, một trong những nguyên nhân khiến việc thu hút chuyên gia về nước không thành là do cơ chế chính sách. Các trường đại học, viện nghiên cứu, các địa phương mặc dù cũng ý thức được vai trò của trí thức người Việt ở nước ngoài nhưng khi triển khai thực tiễn còn hạn chế, chưa sát sao, còn vướng mắc về cơ chế nên chưa thể đẩy mạnh. 

Trong tất cả các báo cáo, chính sách, Bộ KH&CN đều đề cập đến vai trò của nhóm trí thức người Việt ở nước ngoài. Nhằm cải thiện thực trạng này, Bộ KH&CN sẽ nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện chính sách thu hút trí thức người Việt ở nước ngoài thời gian qua để đề nghị các cấp có thẩm quyền hoàn thiện. 

Để thu hút được nhân tài về nước, cần có những dự án cụ thể, tránh việc thu hút chung chung. Bên cạnh đó, Việt Nam cần hình thành một mạng lưới chuyên gia người Việt ở các nước. Sắp tới, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với TP.HCM triển khai thử nghiệm một số cách thu hút đặc thù đối với nhân lực khoa học, công nghệ

Điều động công nghệ cao thâm nhập xuống đáy biển, tìm thấy xác tàu cổ nhất thế giới ở độ sâu hơn 2.000m, hình dáng con tàu khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng

Ngọn núi lửa cao ngang đỉnh Fansipan của Việt Nam có thể phun ra vàng mỗi ngày, người dân vui mừng nhưng không có ai tới nhặt

Khoa học chứng minh 2 loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/tri-thuc-nguoi-viet-kho-ve-nuoc-vi-rao-can-tien-luong-thu-nhap-2269433.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Trí thức người Việt khó về nước vì rào cản tiền lương, thu nhập
POWERED BY ONECMS & INTECH