Thị trường

Trung Quốc siết nguồn cung một mặt hàng, Việt Nam chớp cơ hội với 3,5 triệu tấn

Bảo Linh 04/05/2025 08:00

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, Trung Quốc đã áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với 7 nguyên tố đất hiếm trung bình và nặng.

Ngày 4/4/2025, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo yêu cầu giấy phép xuất khẩu đối với 7 nguyên tố đất hiếm, trong đó có dysprosi và terbi, nhằm "bảo vệ an ninh quốc gia" và đáp trả các mức thuế mới từ Mỹ. Ngay sau đó, giá dysprosi tại châu Âu đã tăng gấp ba lần, đạt 850 USD/kg, trong khi giá terbi tăng từ 965 USD lên 3.000 USD/kg tính đến đầu tháng 5. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2015, phản ánh sự phụ thuộc lớn của thị trường vào nguồn cung từ Trung Quốc.

Dysprosi và terbi là những nguyên tố đất hiếm nặng, đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất nam châm vĩnh cửu cho động cơ xe điện, tua-bin gió, thiết bị quân sự và điện tử cao cấp. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 90% sản lượng chế biến các nguyên tố này, khiến các quốc gia khác gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thay thế.

Trung Quốc siết nguồn cung một mặt hàng, Việt Nam chớp cơ hội với 3,5 triệu tấn
Việt Nam có tiềm năng lớn về đất hiếm. Ảnh minh họa

>> Nắm trong tay 70% 'kho báu' chiến lược, Trung Quốc có thể 'tung đòn đau' đáp trả Mỹ?

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về đất hiếm. Theo báo cáo tháng 3/2025 của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trữ lượng đất hiếm của Việt Nam được ước tính khoảng 3,5 triệu tấn, đứng thứ sáu thế giới, sau Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Australia và Nga.

Tuy nhiên, sản lượng khai thác đất hiếm của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Năm 2024, Việt Nam chỉ khai thác được khoảng 300 tấn, không thay đổi so với năm trước đó . Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu công nghệ chế biến, cơ sở hạ tầng hạn chế và các vấn đề pháp lý, bao gồm việc bắt giữ một số lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành vào cuối năm 2023.

Trước tình hình Trung Quốc siết chặt xuất khẩu, nhiều quốc gia đang tìm kiếm nguồn cung đất hiếm thay thế. Đây là cơ hội để Việt Nam khẳng định vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu sản xuất 2,02 triệu tấn đất hiếm vào năm 2030, tập trung vào các khu vực có trữ lượng lớn như Tây Bắc và dọc bờ biển miền Trung.

Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ khai thác và chế biến, đồng thời xây dựng khung pháp lý minh bạch để thu hút đầu tư nước ngoài. Hợp tác quốc tế, đặc biệt với các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ giúp Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến và mở rộng thị trường tiêu thụ.

>> Xuất khẩu khoáng sản hiếm của Trung Quốc dừng lại khi chiến tranh thương mại tác động mạnh mẽ

Vì sao thiếu đất hiếm có thể làm chậm giấc mơ robot của Elon Musk?

Toàn cảnh vụ án đất hiếm trước ngày xét xử cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trung-quoc-siet-nguon-cung-mot-mat-hang-viet-nam-chop-co-hoi-voi-35-trieu-tan-288559.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trung Quốc siết nguồn cung một mặt hàng, Việt Nam chớp cơ hội với 3,5 triệu tấn
    POWERED BY ONECMS & INTECH