Trung Quốc sở hữu 'siêu cỗ máy' duy nhất trên thế giới: Gồm 15.000 bộ phận, nặng 1.000 tấn, giúp xây cầu đường sắt cao tốc xuyên biển chỉ trong 2 năm

05-01-2024 08:06|Phương Nhi

"Siêu cỗ máy" này được ví như "viên kim cương" trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp nhiều công trình khủng ở Trung Quốc thi công dễ dàng và nhanh hơn.

Từ lâu, Trung Quốc đã được mệnh danh là "đất nước của những cây cầu", với nhiều công trình hàng đầu thế giới được xây dựng bằng nhiều công nghệ hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Đặc biệt, đóng góp đáng kể cho thành tựu ấy phải nhắc tới máy dựng dầm cầu nặng nghìn tấn chỉ có duy nhất một chiếc trên thế giới.

Siêu cỗ máy này có tên Kunlun, được phát triển và sản xuất bởi Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC), công ty xây dựng do Hội đồng Nhà nước Trung Quốc trực tiếp giám sát.

Trung Quốc sở hữu 'siêu cỗ máy' duy nhất trên thế giới: Gồm 15.000 bộ phận, nặng 1.000 tấn, giúp xây cầu đường sắt cao tốc xuyên biển chỉ trong 2 năm

Kunlun được phát triển và sản xuất bởi Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC)

Được biết, Kunlun dài 40m, cao 9,3m, nặng 967 tấn với hơn 15.000 bộ phận lắp ráp, có thể nâng và vận chuyển hộp cầu 1.000 tấn.

Ngoài ra, cỗ máy này được thiết kế với khả năng thích ứng với hoạt động xây dựng trong điều kiện thời tiết -20 độ C hay 40-50 độ C. Khi vận hành, nó hoàn toàn có thể đứng vững trong điều kiện thời tiết gió cấp 7 nếu đang vận hành và cấp 11 ở trạng thái không hoạt động.

Trung Quốc sở hữu 'siêu cỗ máy' duy nhất trên thế giới: Gồm 15.000 bộ phận, nặng 1.000 tấn, giúp xây cầu đường sắt cao tốc xuyên biển chỉ trong 2 năm
Trung Quốc sở hữu 'siêu cỗ máy' duy nhất trên thế giới: Gồm 15.000 bộ phận, nặng 1.000 tấn, giúp xây cầu đường sắt cao tốc xuyên biển chỉ trong 2 năm

Kunlun được thiết kế với khả năng thích ứng trong điều kiện thời tiết -20 độ C hay 40-50 độ C

Điều đặc biệt ở siêu cỗ máy này là cảm biến laser radar, tự động tinh chỉnh thông số phù hợp với điều kiện ánh sáng, không khí tại khu vực xây lắp. Đồng thời, cảm biến giúp Kunlun tự động điều chỉnh sai lệch trong quá trình xây lắp.

>> Trung Quốc phát triển được cỗ máy siêu việt giá rẻ bằng 1/5 quốc tế, giải bài toán khiến kỹ sư Mỹ đau đầu suốt mấy chục năm

Về cơ chế hoạt động, Kunlun có khả năng chở các dầm bê tông nặng trong quá trình di chuyển. Sau đó, nâng và đặt dầm bê tông này xuống giữa 2 cột trụ cầu một cách chính xác. Các dầm cầu tiếp theo sẽ được thực hiện với các bước tương tự.

Điều giúp Kunlun trở thành cỗ mày có một không hai trên thế giới là khả năng vận chuyển và lắp ráp các dầm cầu nặng khoảng 1.000 tấn và dài 40 mét, con số vượt trội so với các công nghệ xây cầu khác.

Trung Quốc sở hữu 'siêu cỗ máy' duy nhất trên thế giới: Gồm 15.000 bộ phận, nặng 1.000 tấn, giúp xây cầu đường sắt cao tốc xuyên biển chỉ trong 2 năm

Kunlun sở hữu các thông số vượt trội hơn hẳn so với các công nghệ xây cầu khác

Tuy nhiên, dù giúp việc xây cầu nhàn hơn, tiêu tốn ít nhân lực nhưng cỗ mày này vẫn cần đội ngũ giám sát, nhân viên bảo dưỡng các bộ phận để hoạt động ưu việt nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới chưa có cỗ máy xây cầu nào vượt qua Kunlun.

Theo ước tính, Kunlun có thể giúp cho mỗi công trình xây dựng tiết kiệm khoảng 20% chi phí và tăng tốc độ lắp dựng lên 25%. Sự xuất hiện của siêu cỗ máy này đã đánh dấu bước tiến lớn về công nghệ và thiết bị xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc, giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng tại các địa điểm có địa hình đặc biệt.

Xây cầu đường sắt cao tốc xuyên biển 15km chỉ trong 2 năm

Tháng 6/2020, Kunlun, cỗ máy lắp dựng dầm cầu nặng 1.000 tấn đầu tiên trên thế giới đã được đưa vào hoạt động để xây dựng Meizhou, một phần của tuyến đường sắt tốc độ cao dài 277,42km chạy qua 8 ga với tổng vốn đầu tư 53,04 tỷ nhân dân tệ (khoảng 7,25 tỷ USD).

Trung Quốc sở hữu 'siêu cỗ máy' duy nhất trên thế giới: Gồm 15.000 bộ phận, nặng 1.000 tấn, giúp xây cầu đường sắt cao tốc xuyên biển chỉ trong 2 năm
Cỗ máy Kunlun xây cầu vượt biển Meizhou

Cầu Meizhou dài 15km và là một phần quan trọng của tuyến đường sắt cao tốc vượt biển dài 277km khởi hành từ Phúc Châu và kết thúc ở Chương Châu. Đây là dự án gặp nhiều thách thức trong thi công nhất do điều kiện địa chất phức tạp, gió và sóng biển mạnh, chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm lớn.

Tuy nhiên, những khó khăn đó đã được khắc phục đáng kể nhờ cỗ máy Kunlun. Sau khi hoàn thành cầu Meizhou, cỗ máy đã được nâng cấp với trọng lượng nhẹ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn, phục vụ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Xích Châu - Hoàng Sơn ở tỉnh An Huy (Trung Quốc). Việc ứng dụng thành công cỗ máy Kunlun đánh dấu một bước tiến đáng kể về công nghệ và thiết bị phục vụ xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc.

Cuối tháng 9/2023, tuyến đường sắt cao tốc vượt biển đầu tiên của Trung Quốc với vận tốc tối đa lên tới 350km/h đã chính thức đi vào hoạt động. Tuyến đường sắt tốc độ cao này được xây dựng với vận tốc 350km/h giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Phúc Châu - Hạ Môn từ 2 tiếng xuống chỉ còn 55 phút.

Tuyến đường sắt được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, thông minh như Internet vạn vật và hệ thống điện toán biên. Đặc biệt, dự án này sử dụng robot thông minh để xây dựng đường ray được làm bằng thép chống ăn mòn.

>> Cận cảnh tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á: Do Trung Quốc xây dựng, vận tốc tối đa 350km/giờ

Trung Quốc xây cầu cao nhất thế giới dài 2.890m, đi qua 'vết nứt Trái đất' chỉ trong 1 phút

Nước gần Việt Nam xây cầu vòm nhịp đôi lớn nhất thế giới, bắc qua 2 thung lũng với địa hình hẻm núi hiểm trở

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trung-quoc-so-huu-sieu-co-may-duy-nhat-tren-the-gioi-gom-15000-bo-phan-nang-1000-tan-giup-xay-cau-duong-sat-cao-toc-xuyen-bien-chi-trong-2-nam-218455.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trung Quốc sở hữu 'siêu cỗ máy' duy nhất trên thế giới: Gồm 15.000 bộ phận, nặng 1.000 tấn, giúp xây cầu đường sắt cao tốc xuyên biển chỉ trong 2 năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH