Trương Mỹ Lan dùng chiêu ‘bán nợ trả chậm’ để xử lý hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu như thế nào?

05-12-2023 19:39|Hồ Nga

Bán nợ trả chậm của SCB cho chính những công ty "ma" trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan đã giải quyết được nợ xấu nhóm 5, giảm dư nợ cho vay.

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, kết quả điều tra cho thấy nợ xấu của SCB ngày càng “phình” to ra do Trương Mỹ Lan chỉ đạo lập các hồ sơ vay vốn khống để rút tiền ra khỏi ngân hàng để chiếm đoạt, sử dụng cá nhân.

Những khoản nợ này khiến ngân hàng phải hạch toán nợ xấu nhóm 5, trong khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bị hạn chế theo quy định của NHNN.

>>Vụ Trương Mỹ Lan: Tại sao dư nợ cho vay 677.286 tỷ nhưng chỉ cáo buộc chiếm đoạt 304.096 tỷ?

Để che dấu một phần nợ xấu, giảm dư nợ tín dụng và có thể tiếp tục cho vay giải ngân các hồ sơ vay khống, Trương Mỹ Lan đã sử dụng thủ đoạn bán nợ xấu cho VAMC, bán nợ trả chậm và cấn trừ công nợ.

Kết quả điều tra xác minh trong giai đoạn từ 1/1/2012 đến 7/10/2022 Trương Mỹ Lan đã bán nợ xấu cho VAMC, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm, cấn trừ nợ cho 269 khoản vay với số tiền gốc giải ngân 133.334 tỷ đồng.

Đến ngày 17/10/2022 còn tổng dư nợ các nhóm này 200.452 tỷ đồng (trong đó có 130.809 tỷ đồng nợ gốc, chiếm 27% tổng dư nợ gốc của nhóm Trương Mỹ Lan).

Trương Mỹ Lan dùng chiêu ‘bán nợ trả chậm’ để xử lý hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu như thế nào?
Chi tiết tiền giải ngân/dư nợ các khoản bán nợ chậm trả, bán nợ cho VAMC và cấn trừ nợ trên tổng dư nợ của nhóm Vạn Thịnh Phát.

Chi tiết các khoản mục gồm:

- Bán nợ xấu cho VAMC: 69 khoản vay của 39 khách hàng, số tiền gốc giải ngân 51.397 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 17/10/2022 là 84.231 tỷ đồng (trong đó có 51.284 tỷ đồng nợ gốc).

- Bán nợ trả chậm: 148 khoản vay của 132 khách hàng, số tiền gốc giải ngân 58.803 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 17/10/2022 là 87.502 tỷ đồng (trong đó có 56.842 tỷ đồng nợ gốc).

Nợ chậm trả là một thuật ngữ tài chính và pháp lý đề cập đến tình trạng của các khoản thanh toán liên quan đến ngày đến thời hạn thanh toán. Nợ chậm trả được xem là chưa hoàn thành việc mua, bán nợ khi các bên đã ký hợp đồng mua bán nợ và đang trong thời gian thực hiện hợp đồng, bên mua chưa thanh toán tiền và bên bán chưa chuyển quyền sở hữu khoản nợ.

Với trường hợp này, Trương Mỹ Lan dùng “chiêu” bán toàn bộ khoản nợ chậm trả này cho 44 công ty - là các công ty “ma” trong hệ sinh thái 1.000 vệ tinh quanh Vạn Thịnh Phát. Các công ty “ma” này do Nguyễn Phương Anh chỉ đạo cấp dưới thành lập.

- Cấn trừ nợ: 52 khoản vay của 45 khách hàng, số tiền gốc giải ngân 23.135 tỷ đồng. Dư nợ đến 17/10/2022 là 28.718 tỷ đồng (trong đó có 22.682 tỷ đồng nợ gốc).

>>Trương Mỹ Lan, "phù thuỷ" của "đế chế" Vạn Thịnh Phát và hành trình thâu tóm, rút hơn 1 triệu tỷ đồng từ SCB

Chiếc túi Hermès bạch tạng khó mua nhất thế giới: Bà Trương Mỹ Lan từng 'xin lại' 2 cái, Mr. Pips sở hữu 1, người mẫu diễn viên xách đi 'chợ'

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Chồng bà Trương Mỹ Lan không kháng án, Trương Huệ Vân xin giảm hình phạt

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/truong-my-lan-dung-chieu-ban-no-tra-cham-de-xu-ly-hang-tram-nghin-ty-dong-no-xau-nhu-the-nao-214203.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trương Mỹ Lan dùng chiêu ‘bán nợ trả chậm’ để xử lý hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu như thế nào?
    POWERED BY ONECMS & INTECH