Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát: Hàng chục nghìn tỷ nằm trong tay vài người

23-11-2023 17:26|Hồ Nga

Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát với 1.000 “vệ tinh” xoay quanh "trụ" là số ít các công ty cốt lõi, cổ phần tại các công ty này cũng phân bổ cho rất ít người.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị khác. Liên quan vụ án, 86 cá nhân đã bị khởi tố. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng.

Để thực hiện rút tiền từ Ngân hàng SCB, Trương Mỹ Lan đã lập nên hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 công ty vệ tinh, hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện theo pháp luật. Kết quả điều tra cho thấy các công ty vệ tinh này được phân cấp theo các nhóm đối tượng khác nhau.

Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát được xây dựng và hoạt động xoay quanh Tập đoàn VTP – là Tập đoàn giữ vai trò trung tâm, nắm giữ cổ phần, kiểm soát toàn bộ hoạt động của các công ty trong hệ sinh thái và không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh. Tập đoàn VTP có trụ sở tại 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1.

Tập đoàn VTP có vốn điều lệ 13.000 tỷ đồng, do cháu gái Trương Mỹ Lan là Trương Huệ Vân làm Tổng giám đốc, có 4 cổ đông. Trong 4 cổ đông, đáng chú ý, 2 cô con gái bà Trương Mỹ Lan là bà Elizabeth Chu Yuet Han (Chu Duyệt Hằng) và bà Mary Chu Yuet Fan (Chu Duyệt Phấn) nắm mỗi người 10% (130 triệu cổ phần).

Bản thân bà Trương Mỹ Lan sở hữu 780 triệu cổ phần tương ứng tỷ lệ 60%. Số còn lại 20% do CTCP Emerald mà bà Trương Huệ Vân làm đại diện, nắm giữ.

Về nhân sự, bà Trương Mỹ Lan là Chủ tịch, bà Trương Huệ Vân là Tổng Giám đốc. 4 thành viên HĐQT còn lại là Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Hưng (cháu bà Lan), và 2 cô con gái Chu Duyệt Hằng, Chu Duyệt Phấn. Dự án chính do VTP làm chủ đầu là Dự án khu dân cư Bonville.

Bất ngờ với cơ cấu vốn của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát: Hàng chục nghìn tỷ trong tay vài người

Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát (viết tắt là Công ty đầu tư VTP) có cùng trụ sở với Tập đoàn VTP, có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng. Tập đoàn do em dâu bà Trương Mỹ Lan là Ngô Thanh Nhã làm Tổng Giám đốc.

Về cơ cấu cổ đông, Đầu tư VTP có 4 cổ đông gồm Tập đoàn VTP (49%); bà Chu Duyệt Hằng và Chu Duyệt Phấn mỗi người sở hữu 198,4 triệu cổ phần (1.940 tỷ đồng) tương ứng tỷ lệ 15,5%. 20% cổ phần còn lại do CTCP Emerald mà bà Trương Huệ Vân làm đại diện, nắm giữ.

Về nhân sự, HĐQT gồm ông Trương Chí Trung (em bà Lan) làm Chủ tịch HĐQT; ông Trương Lập Hưng, bà Trương Huệ vân là thành viên. Ban điều hành gồm Ngô Thanh Nhã (Tổng Giám đốc) và 4 Phó tổng gồm Trương Huệ Vân, Tô Thị Anh Đào, Tống Thị Thanh Hoàng, Trần Danh Hùng. Dự án chính do Đầu tư VTP làm chủ đầu tư là Dự án Khu dân cư Sterling Residence.

Bất ngờ với cơ cấu vốn của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát: Hàng chục nghìn tỷ trong tay vài người

CTCP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula cùng địa chỉ với tập đoàn VTP, vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng. Công ty do Nguyễn Ngọc Dương (đã chết) làm Tổng giám đốc. HĐQT gồm Trương Vicent Kinh làm Chủ tịch HĐQT và 2 thành viên là Kwok Hakman Oliveer và Nguyễn Phương Anh. Cơ cấu sở hữu gồm 10 cá nhân và 21 cổ đông pháp nhân.

Dự án chính do Sài Gòn Penisula làm chủ đầu tư là Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và Khu nhà ở đô thị tại phường Phú nhuận, quận 7.

Bất ngờ với cơ cấu vốn của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát: Hàng chục nghìn tỷ trong tay vài người

>>Con gái Trương Mỹ Lan nắm giữ những vị trí trọng yếu tại Vạn Thịnh Phát với khối tài sản hàng chục nghìn tỷ

CTCP Tài chính Việt Vĩnh Phú có vốn điều lệ 2.868 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm Trương Huệ Vân (50,5%); Công ty Prosperity (19,5%); Công ty Lionyear International Limited (15%) và Công ty Magic Luck Group Limited (15%).

Công ty có địa chỉ trụ sở chính tại số 8 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, do Tạ Chiêu Trung làm Tổng Giám đốc.

Việt Vĩnh Phú cùng với Ngân hàng SCB, Chứng khoán Tân Việt (TVSI) là nhóm định chế tài chính của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.

Bất ngờ với cơ cấu vốn của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát: Hàng chục nghìn tỷ trong tay vài người

Ngoài ra, một doanh nghiệp trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát có sự hiện diện của cả 2 cô con gái bà Trương Mỹ Lan, là CTCP Bảo trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - với tên ban đầu nổi tiếng hơn trên thương trường là CTCP Bảo trợ Thuận Kiều.

Tại đây Duyệt Hằng và Duyệt Phấn nắm giữ mỗi người 35% vốn cổ phần. Công ty này được thành lập cuối tháng 10/2020 với vốn điều lệ lên tới 8.800 tỷ đồng, tương ứng số cổ phần 2 chị em Duyệt Hằng, Duyệt Phấn đứng tên tại đây lên đến 6.160 tỷ đồng.

Bất ngờ với cơ cấu vốn của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát: Hàng chục nghìn tỷ trong tay vài người

Ngân hàng SCB đóng vai trò như một công cụ tài chính để giúp nhóm Trương Mỹ Lan huy động tiền và rút tiền ra khỏi hệ thống.

Tại thời điểm khởi tố vụ án tháng 10/2022 SCB có vốn điều lệ 15.232 tỷ đồng với 4.129 cổ đông, trong đó Trương Mỹ Lan sở hữu chi phối 91,53% thông qua 27 cá nhân đứng tên. Bản thân Trương Mỹ Lan đứng tên gần 75,89 triệu cổ phần (tỷ lệ 4,982%).

Bất ngờ với cơ cấu vốn của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát: Hàng chục nghìn tỷ trong tay vài người

>>Vụ Vạn Thịnh Phát - SCB: "Những con số biết nói"

Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát phân cấp thành 4 nhóm, trong đó nhóm định chế tài chính là SCB, Việt Vĩnh Phú và Chứng khoán Tân Việt.

Nhóm những công ty có hoạt động kinh doanh, tạo doanh thu cho nhóm Vạn Thịnh Phát gồm CTCP Tập đoàn CTCP Tập đoàn đầu tư An Đông, CTCP Tập đoàn quản lý bất động sản Windor; CTCP Đầu tư Times Square. CTCP Bông Sen, CTCP Xuất nhập khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp Sài Gòn, Công ty TNHH Quản lý Sài Gòn Artisans, Công ty TNHH Coco & May, CTCP Dấu ấn V, CTCP Tư vấn đầu tư quốc tế Promana, Công ty TNHH Recipe, CTCP The Signature, CTCP LaviFood…

Nhóm các công ty ma tại Việt Nam được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện đảo nợ hoặc ký hợp đồng hợp tác đầu tư...

Mạng lưới công ty tại nước ngoài do Trương Mỹ Lan xây dựng để làm vỏ bọc tại nhiều lãnh thổ, quốc gia "thiên đường thuế" phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa đầu tư vào Việt Nam. Nhóm này có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan tại nước ngoài.

Đáng chú ý, những công ty cốt lõi, có tạo hoạt động kinh doanh, có vốn điều lệ lớn nhưng lại tập trung vào tay của số ít người. Ngoại trừ các định chế tài chính có quy định riêng về tỷ lệ sở hữu, phải phân tán cho nhiều cá nhân đứng tên, còn lại cơ cấu cổ đông khá cô đặc, dễ quản lý.

>>Bóc trần cách vận hành “đế chế” Vạn Thịnh Phát hơn 1.000 doanh nghiệp của Bà Trương Mỹ Lan

>>Lộ diện các tổ chức nòng cốt “lách luật” giúp Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tuồn hàng trăm nghìn tỷ khỏi SCB

Chiếc túi Hermès bạch tạng khó mua nhất thế giới: Bà Trương Mỹ Lan từng 'xin lại' 2 cái, Mr. Pips sở hữu 1, người mẫu diễn viên xách đi 'chợ'

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Chồng bà Trương Mỹ Lan không kháng án, Trương Huệ Vân xin giảm hình phạt

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bat-ngo-voi-co-cau-von-cua-he-sinh-thai-van-thinh-phat-hang-chuc-nghin-ty-trong-tay-vai-nguoi-212244.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát: Hàng chục nghìn tỷ nằm trong tay vài người
    POWERED BY ONECMS & INTECH