TS Lê Duy Bình: Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% là hoàn toàn khả thi
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 là mục tiêu hoàn toàn khả thi nhưng kèm với nó là những điều kiện như chúng ta sẽ phải làm tốt hơn được động lực tăng trưởng cũ. Đồng thời, phải có những biện pháp để tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế, đặc biệt là vấn đề về mặt thể chế, về quy định pháp luật, về quá trình hành xử của các cơ quan công quyền đối với các doanh nghiệp và người dân.
Cải cách tốt môi trường đầu tư kinh doanh
Tại kỳ họp bất thường, Quốc hội vừa thông qua mục tiêu cho năm 2025 là 8%.
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế, một thành phần quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta.
![]() |
Cải cách tốt môi trường đầu tư kinh doanh. |
Kinh tế tư nhân hiện đóng góp vào gần 45% tăng trưởng cả nước, hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo việc làm cho 85% số lao động cả nước; chiếm tới 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, nhìn vào số liệu của Tổng cục Thống kê tháng 1/2025 cho thấy, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 01/2025 đạt hơn 33,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024 và tăng 77,5% so với tháng trước.
Trong đó, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng đạt gần 10,7 nghìn doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về vốn đăng ký và giảm 22,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, khả năng tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai… cũng là những khó khăn lớn mà doanh nghiệp tư nhân đang đối diện.
Những vấn đề của doanh nghiệp tư nhân phần nào đạt ra lo ngại về mục tiêu hoàn thành tăng trưởng 2025.
Theo TS Lê Duy Bình chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economyca Việt Nam năm 2025 sẽ phải tiếp tục hoạt động đẩy mạnh việc thành lập doanh nghiệp mới và giảm bớt những doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cách duy nhất đó là cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư.
Theo quan điểm của ông Bình thời điểm này chúng ta sẽ phải làm tốt hơn cải cách môi trường đầu tư bằng những biện pháp, như xây dựng một hệ thống pháp luật, một khung khổ pháp lý và trong đó sẽ chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy khai phóng nguồn lực, tư duy kiến tạo cho phát triển và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, chứ không chỉ là những quy định pháp luật và được xây dựng lên để chủ yếu với mục đích là quản lý đối với nền kinh tế, quản lý với doanh nghiệp, quản lý đối với các nhà đầu tư.
Ngoài ra, còn có những tư duy mới, đó là làm thế nào để thúc đẩy văn hóa dám chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp của người dân để họ sẵn sàng khởi nghiệp.
Do đó, những quy định pháp luật sẽ phải được lồng ghép để tạo cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo, khuyến khích người dân, doanh nghiệp dámchấp nhận rủi ro, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực mới, những lĩnh vực mạo hiểm.
>>Động lực cho tăng trưởng 2025: Đổi mới và hoàn thiện thể chế
Cần những biện pháp tháo gỡ điểm nghẽn của nền kinh tế
Cùng với đó, ông Bình cho rằng, mục tiêu tăng trưởng cao hơn so với năm 2024 là hoàn toàn khả thi, nhưng kèm với nó là những điều kiện như chúng ta sẽ phải làm tốt hơn được động lực tăng trưởng cũ.
![]() |
Cần những biện pháp tháo gỡ điểm nghẽn của nền kinh tế. |
Đồng thời, phải có những biện pháp để tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế, đặc biệt là vấn đề về mặt thể chế, về quy định pháp luật, về quá trình hành xử của các cơ quan công quyền đối với các doanh nghiệp và người dân.
Bên cạnh đó, cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, các hoạt động đầu tư sẽ được thuận lợi hơn, hỗ trợ cho các quyết định đầu tư của người dân, của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng hơn.
Điều này sẽ giúp cho quá trình phân bổ nguồn lực của nền kinh tế sẽ hiệu quả hơn và đưa được nhiều nguồn lực hơn vào quá trình phát triển kinh tế thông qua những cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường….
Vì điều đó sẽ đóng góp trực tiếp cho mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
“Như vậy, mục tiêu tăng năm 2025 có thể đạt được, nhưng kèm theo đó có sự nỗ lực rất lớn, thậm chí là nỗ lực phi thường của các chủ thể, nhà quản lý kinh tế, gồm có các cơ quan quản lý như Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư và của người dân”, TS Lê Duy Bình nói.