Chưa rút kinh nghiệm với bong bóng dotcom, tỷ phú công nghệ điêu đứng với khoản all-in vào bitcoin
Từng đặt cược gần 4 tỷ USD vào Bitcoin
Tờ Bloomberg đưa tin, nhà sáng lập kiêm CEO nhà sản xuất phần mềm MicroStrategy là Michael Saylor từng có cú đặt cược lớn vào Bitcoin. Tuy nhiên, mọi chuyện đã không diễn ra suôn sẻ khi hiện số lỗ trên giấy tờ của khoản đầu tư này đã lên tới gần 1 tỷ USD.
Cụ thể, 2 năm trước, Saylor đã chỉ đạo công ty này tung ra 3,97 tỷ USD để gom 130.000 Bitcoin. Mức giá mua trung bình mà công ty này mua với mỗi Bitcoin khi ấy đã dần tăng kể từ năm 2020 và chạm mức 30.700 USD vào 31/3.
Tuy nhiên, với mức giảm 17% vào ngày thứ 2 xuống chỉ còn 22.603 USD/1 Bitcoin, khoản đầu tư của MicroStrategy hiện chỉ trị giá nhỉnh hơn 3 tỷ USD. Như vậy, họ đã lỗ gần 1 tỷ USD.
Đi vào vết xe đổ, nếm trái đắng
Từng mất 6 tỷ USD vào thời kỳ đỉnh điểm của bong bóng dotcom, tỷ phú phần mềm Michael Saylor không lạ gì với sự biến động trên thị trường tài chính, theo CNBC.
Hiện tại, sau hơn hai thập kỷ, MicroStrategy một lần nữa phải đối mặt với các câu hỏi về một số hoạt động kế toán của họ và lần này là liên quan đến ván cược trị giá 4 tỷ USD vào bitcoin.
Đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới đang chìm sâu trong sắc đỏ khi giá tụt xuống dưới 21.000 USD vào hôm 14/6. Đây làm mốc có thể khiến MicroStrategy sẽ phải đối mặt với một cuộc gọi ký quỹ, điều khiến các nhà đầu tư lo ngại có thể buộc công ty phải thanh lý số lượng bitcoin nắm giữ của họ. MicroStrategy không đưa ra bình luận gì về vấn đề này.
Trong một tweet đăng tải hôm 14/6. tỷ phú Michael Saylor cho biết MicroStrategy “đã lường trước được sự biến động và cấu trúc bảng cân đối của mình để có thể tiếp tục HODL để vượt qua nghịch cảnh”. Theo CNBC, HODL là một thuật ngữ tiếng lóng trong tiền điện tử nhằm mục đích không khuyến khích các nhà đầu tư bán.
Bắt đầu tham gia vào bitcoin vào năm 2022, niềm tin của vị doanh nhân người Mỹ khá phổ biến trong cộng đồng người trung thành với tiền điện tử. Song, điều đó hóa ra là một canh bạc rủi ro.
Giá của bitcoin đã giảm mạnh xuống còn 20.843 USD vào cuối ngày 14/6, kéo dài đợt bán tháo tàn bạo và đưa giá của đồng tiền ảo này xuống sâu hơn mức chưa từng thấy kể từ tháng 12/2020.
MicroStrategy đã đặt cược hàng tỷ USD vào tiền điện tử. Theo CNBC, con số chính xác là 3,97 tỷ USD. Vào ngày 31/3, MicroStrategy nắm giữ 129.218 bitcoin, mỗi bitcoin được mua với giá trung bình là 30.700 USD, theo hồ sơ của một công ty.
Với bitcoin hiện đang giao dịch ở mức 22.818 USD, kho tiền điện tử của MicroStrategy giờ đây sẽ chỉ trị giá hơn 2,9 tỷ USD, tương đương khoản lỗ lên tới 1 tỷ USD.
Để thêm vào tai ương của MicroStrategy, công ty hiện phải đối mặt với cái được gọi là "cuộc gọi ký quỹ", một tình huống mà nhà đầu tư phải cam kết nhiều tiền hơn để tránh bị thua lỗ trong một giao dịch tăng bằng tiền mặt đi vay.
Công ty đã vay 205 triệu USD từ Silvergate, một ngân hàng tập trung vào tiền điện tử, để tiếp tục đà mua bitcoin của họ. Nhằm đảm bảo khoản vay, MicroStrategy đã thế chấp một lượng bitcoin mà họ sở hữu.
Trong báo cáo tài chính hồi tháng 5, Giám đốc tài chính của MicroStrategy, Phong Lê, giải thích rằng nếu bitcoin giảm xuống dưới 21.000 USD, họ có thể phải đối mặt với một cuộc gọi ký quỹ, điều buộc công ty phải bán thêm bitcoin hoặc bán một số tài sản nắm giữ, để đáp ứng các yêu cầu về tài sản thế chấp.
“Bitcoin cần giảm một nửa hoặc khoảng 21.000 USD trước khi chúng tôi có thực hiện lệnh margin call,” Phong Lê nói.
“Như vậy, trước khi giá tăng lên 50%, chúng tôi có thể phải góp thêm Bitcoin vào gói tài sản thế chấp”, Giám đốc tài chính nói thêm. Hiện chưa rõ liệu MicroStrategy có cam kết thêm tiền để đảm bảo khoản vay hay không.
Vào tháng 6, Michael Saylor khẳng định công ty có đủ bitcoin để trang trải các yêu cầu về tài sản thế chấp của mình. Ông nói thêm, tiền điện tử sẽ cần phải giảm xuống còn 3.500 USd trước khi phải đưa ra nhiều tài sản thế chấp hơn.
Cổ phiếu của MicroStrategy đã giảm hơn 25% vào hôm 14/6, kéo theo mức lỗ tính đến thời điểm hiện tại lên tới hơn 70%. Điều đó thậm chí còn tệ hơn việc giá bitcoin đã giảm gần một nửa giá kể từ đầu năm 2022.