Sống

Vị tỷ phú thà quyên góp 26 tỷ làm từ thiện chứ nhất quyết không tăng lương cho nhân viên: 2 triết lý kinh doanh tưởng vô lý nhưng ai cũng phải gật gù

Hoàng Giang 02/10/2023 12:30

Tỷ phú Cao Dewang, Trung Quốc quyên góp 26 tỷ cho xã hội nhưng lại không sẵn sàng tăng lương cho nhân viên, lý do đằng sau khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Tỷ phú Cao Dewang, ông chủ của Fuyao Glass - công ty sản xuất đồ thủy tinh lớn nhất thế giới, đã quyên góp 8 tỷ NDT (tương đương 26,5 tỷ đồng) cho một tổ chức từ thiện. Những tưởng đây là một hành động tốt đẹp, sẽ được mọi người hưởng ứng và hoan nghênh, nhưng ngược lại, một số nhân viên trong chính công ty và nhiều người khác lại tỏ ra bất bình.

“Cao Dewang đã quyên góp số tiền lớn như vậy cho xã hội nhưng lại không sẵn sàng tăng lương cho nhân viên, làm như vậy là không phù hợp. Bởi vì nhân viên là nền tảng tạo ra của cải cho công ty, nếu không tăng lương cho nhân viên thì mọi người sẽ không thể làm việc năng suất, liệu công ty đó sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?” - họ nói.

Vị tỷ phú thà quyên góp 26 tỷ làm từ thiện chứ nhất quyết không tăng lương cho nhân viên: 2 triết lý kinh doanh tưởng vô lý nhưng ai cũng phải tâm phụ

Tỷ phú Vương Kiện Lâm, chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Vạn Đạt trong một phát biểu gần đây lại cho rằng: “Một số người làm ăn không tốt, trả lương cho nhân viên không thích đáng, nhưng họ luôn thích “phông bạt” đi làm từ thiện bên ngoài, nếu thực sự có khả năng quyên góp tiền cho xã hội thì trước tiên hãy tăng lương cho nhân viên.” Phát ngôn của ông không nhắm cụ thể vào cá nhân nào nhưng cũng tạo ra sức ảnh hưởng không nhỏ.

Trước sự nghi ngờ của một số người về hoạt động từ thiện của mình, ông Cao Dewang đã lên tiếng trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, giải thích rõ 2 lý do tại sao ông không muốn tăng lương quá nhiều cho nhân viên của mình.

Lý do thứ nhất

Đầu tiên, nếu tăng lương cho nhân viên lên quá cao sẽ dẫn đến việc chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng, từ đó đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Kéo theo đó, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường sẽ giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó, qua nhiều năm mà giá nhân công vẫn ở mức cao sẽ không có lợi cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Tóm lại, từ việc nâng cao lương cho nhân viên tạo ra những việc đều dẫn đến sự bất ổn định của doanh nghiệp trong dài hạn và điều đó lại ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống của các nhân viên.

Vị tỷ phú thà quyên góp 26 tỷ làm từ thiện chứ nhất quyết không tăng lương cho nhân viên: 2 triết lý kinh doanh tưởng vô lý nhưng ai cũng phải tâm phụ

Lý do thứ hai

Thứ hai, mức lương trung bình hiện tại của nhân viên tại Fuyao Glass là 7.450 NDT/tháng (khoảng 24 triệu VNĐ), theo khảo sát thì mức lương này khá cao so với mặt bằng chung các doanh nghiệp cùng ngành. Nếu tại thời điểm này tiếp tục tăng lương cho nhân viên thì mức lương này sẽ còn vượt rất xa nhiều doanh nghiệp khác. Và sau đó, nhân viên từ các bên khác sẽ đổ xô đến Tập đoàn Fuyao để tìm cơ hội việc làm.

Việc này dẫn đến hai hậu quả tiêu cực, một là các doanh nghiệp khác để giữ chân lao động sẽ phải tăng lương, khiến chi phí sản xuất của toàn ngành sẽ tăng mạnh khiến thị trường biến động; các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thua lỗ do không chống đỡ nổi mức tăng. Hai là nhân viên tại Fuyao Glass đối mặt với nguy cơ mất việc cao hơn do phải cạnh tranh với những người còn lại để được giữ lại làm việc.

Vị tỷ phú thà quyên góp 26 tỷ làm từ thiện chứ nhất quyết không tăng lương cho nhân viên: 2 triết lý kinh doanh tưởng vô lý nhưng ai cũng phải tâm phụ

Tỷ phú Cao Dewang và nhiều doanh nhân có trình độ khác hiểu rằng, để việc kinh doanh được ổn định lâu dài và phát triển lớn mạnh thì cần phải cân bằng được lợi nhuận, lao động và trách nhiệm xã hội. Không thể gánh trách nhiệm xã hội mà bỏ qua lợi ích của nhân viên, nhưng cũng không thể chỉ quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp mà ngó lơ các vấn đề của xã hội như bảo vệ môi trường, nuôi dưỡng con người,.... Không ít những doanh nghiệp trước đây đã phải phá sản vì mắc phải những sai lầm trên.

Tuy vậy, dù là quyên góp từ thiện hay tăng lương cho nhân viên thì cũng đều có một tiêu chuẩn, mức độ nhất định. Điều này giúp đem lại danh tiếng tốt đồng thời khiến phần lớn nhân viên cảm thấy hài lòng. Chỉ bằng cách này thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững.

Hé lộ quyển sách tỷ phú Phạm Nhật Vượng tâm đắc nhất, "mang văn hoá Vingroup" và thường xuyên được tặng cho nhân viên

Hé lộ quyển sách tỷ phú Phạm Nhật Vượng tâm đắc nhất, "mang văn hoá Vingroup" và thường xuyên được tặng cho nhân viên

Thói quen giúp não khỏe mạnh của tỷ phú Bill Gates

Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn sở hữu cơ nghiệp đồ sộ cỡ nào ở tuổi U80?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vi-ty-phu-tha-quyen-gop-26-ty-lam-tu-thien-chu-nhat-quyet-khong-tang-luong-cho-nhan-vien-2-triet-ly-kinh-doanh-tuong-vo-ly-nhung-ai-cung-phai-tam-phuc-khau-phuc-203509.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vị tỷ phú thà quyên góp 26 tỷ làm từ thiện chứ nhất quyết không tăng lương cho nhân viên: 2 triết lý kinh doanh tưởng vô lý nhưng ai cũng phải gật gù
POWERED BY ONECMS & INTECH