Vị vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam lập con gái làm Hoàng thái tử và truyền ngôi báu, là quân vương đầu tiên xuất gia đi tu

04-05-2024 17:00|Quỳnh Như

Do không có con trai nên vua xuống chiếu lập con gái thứ hai, mới 7 tuổi làm Hoàng thái tử và truyền ngôi.

Lý Huệ Tông (1194-1226) là vị Hoàng đế thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1210 đến năm 1224. Ông tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm, sinh tại kinh đô Thăng Long, Đại Việt.

Lý Huệ Tông là vị vua gặp nhiều đau khổ, bất hạnh. Ảnh minh họa/Tạp chí Tri thức & Cuộc sống

Lý Huệ Tông là vị vua gặp nhiều đau khổ, bất hạnh. Ảnh minh họa/Tạp chí Tri thức & Cuộc sống

Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" viết: “Vua gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối dõi, họ Lý phải mất”.

Sinh ra vào thời loạn lạc, ngay từ khi còn là Hoàng thái tử, Lý Huệ Tông đã phải bao phen chạy loạn khốn đốn bởi cảnh chém giết trong triều giữa quan lại và phe phái cát cứ bên ngoài. Không những thế, ông còn phải chứng kiến cuộc xung đột trong nội bộ hoàng tộc giữa một bên là mẹ (Đàm Thái hậu) và vợ (Trần Thị Dung).

Tháng 12/1216, Thuận Trinh Phu nhân Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu. Từ lúc đó, anh em, thân thuộc họ Trần nắm hết các chức văn võ quan trọng trong triều. Tự Khánh làm Phụ chính Thái úy; Trần Thừa làm Nội thị Phán thủ, lại cho đúc vũ khí, dần dần chấn chỉnh lại quân đội. Vua Huệ Tông lại bị trúng phong, đau yếu luôn, không đi đâu được.

Chứng bệnh nhà vua ngày càng nặng, thuốc chữa mãi cũng không công hiệu. Chính sự giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Tự Khánh ra tay đánh dẹp các lực lượng cát cứ của Đỗ Bị, Lý Bát, Hà Cao. Tháng 12 năm Quý Mùi (1223), Trần Tự Khánh chết, quyền lực lại chuyển sang người em họ Tự Khánh là Trần Thủ Độ.

Chị em Công chúa Thuận Thiên, Chiêu Thánh. Ảnh minh họa/Báo Tiền Phong

Chị em Công chúa Thuận Thiên, Chiêu Thánh. Ảnh minh họa/Báo Tiền Phong

Theo sử sách, vua Lý Huệ Tông không có con trai, Hoàng hậu Trần Thị Dung chỉ sinh cho ông được hai người con gái, người con cả tên là Lý Ngọc Oanh, sinh tháng 6 năm Bính Tý (1216) được phong làm Thuận Thiên Công chúa. Người con gái thứ hai là Lý Phật Kim (sau đổi là Lý Thiên Hinh) sinh vào tháng 9 năm Mậu Dần (1218) được phong làm Chiêu Thánh Công chúa.

"Tháng 10, mùa đông, lập con gái là Phật Kim làm Thái tử. Nhà vua không khỏi bệnh, lại chưa có con trai thừa tự, trong cung duy có hai nàng Công chúa, con lớn là Thuận Thiên, con bé là Chiêu Thánh, đều do Trần Thị sinh ra. Hiện nay, Thuận Thiên đã lấy Trần Liễu, nên nhà vua lập Chiêu Thánh làm Thái tử”, theo "Khâm định Việt sử thông giám cương mục".

Sau đó, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, vua chính thức nhường ngôi lại cho con gái là Công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông lên làm Thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bát Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang Đại sư.

Lý Huệ Tông mất năm Bính Tuất (1226), thọ 33 tuổi, làm vua được 14 năm. Theo "Đại Việt sử kí toàn thư", đời sau có người làm phép chiết tự cho rằng, tên ông là Sảm, theo Hán tự có nghĩa là mặt trời gác núi. Theo nghĩa đó mà suy thì đến đời Lý Hạo Sảm, mặt trời nhà Lý sẽ tắt.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, vua Lý Huệ Tông của nhà Lý là quân vương đầu tiên trong lịch sử phong kiến nước ta từng xuất gia đi tu. Ảnh minh họa/Tạp chí Tri thức & Cuộc sống

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, vua Lý Huệ Tông của nhà Lý là quân vương đầu tiên trong lịch sử phong kiến nước ta từng xuất gia đi tu. Ảnh minh họa/Tạp chí Tri thức & Cuộc sống

Sau khi được vua cha truyền ngôi, Lý Chiêu Hoàng trở thành Hoàng đế thứ chín và cũng là cuối cùng của triều đại nhà Lý, trị vì từ năm 1224 đến năm 1225. Bà là nữ hoàng duy nhất của lịch sử Việt Nam. Đặc biệt hơn, bà được chính vua cha Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, đang nắm quyền lực trong triều, cũng là chú họ bên ngoại của bà.

Năm 1225, Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông), triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh Hoàng hậu của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237 (lúc đó Chiêu Hoàng 19 tuổi), vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi. Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, người kế vị ngôi Hoàng hậu sau đó chính là chị ruột của bà.

Sau năm 1258, ở tuổi 40, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Thái Tông. Hai người sống với nhau hơn 20 năm và sinh được một trai là Thượng vị hầu Lê Tông và một gái là Ứng Thụy Công chúa Ngọc Khuê. Bà qua đời ngay sau Thái Tông khoảng 1 năm.

Tham khảo:

- Vị vua đầu tiên nào của nước Việt xuất gia đi tu? - Báo Tiền Phong

- Sự thật chuyện truyền ngôi lạ lùng chấn động nhất Việt Nam - Tạp chí Tri thức & Cuộc sống

- Cuộc đời đau khổ, bất hạnh và điên loạn của vua Lý Huệ Tông - Tạp chí Tri thức & Cuộc sống

>> Nữ hoàng duy nhất trong sử Việt lên ngôi khi mới 6 tuổi

Người duy nhất trong lịch sử được cả Hoàng đế và dân gian tôn xưng là 'Phu Tử', khiến 4 vị vua chúa trọng vọng, tới tận lều cỏ mời ra giúp nước

Triều đại duy nhất lịch sử phong kiến Việt Nam có hai vị vua là hai anh em ruột ngồi chung một ngai vàng

Vị vua Việt đầu tiên lên ngôi nhờ thi cử: Là một trong những người sống thọ và trị vì lâu nhất, có vợ được nhân dân tôn là Thần

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vi-vua-duy-nhat-trong-lich-su-viet-nam-lap-con-gai-lam-hoang-thai-tu-va-truyen-ngoi-bau-la-quan-vuong-dau-tien-xuat-gia-di-tu-d121875.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vị vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam lập con gái làm Hoàng thái tử và truyền ngôi báu, là quân vương đầu tiên xuất gia đi tu
POWERED BY ONECMS & INTECH