Việt Nam chính thức lên tiếng về kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia nguy cơ làm thay đổi dòng chảy sông Mekong

07-05-2024 07:19|Ngọc Trà

Dựa trên mối quan hệ ngoại giao lâu năm giữa hai nước, Việt Nam mong muốn Campuchia phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án này đối với nguồn nước và môi trường sinh thái.

Ngày 5/5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã có câu trả lời xung quanh việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo) của quốc gia láng giềng Campuchia.

Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia theo tinh thần của Hiệp định Mekong 1995.

Về mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia trong chính sách đối ngoại của mình, mong muốn quan hệ hai nước ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước.

việt nam lên tiếng về kênh đào của campuchia

Bà Phạm Thu Hằng - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã khẳng định truyền thống lịch sử quan hệ đoàn kết, gắn bó Việt Nam - Campuchia là nhân tố hết sức quan trọng, là nguồn sức mạnh to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập trước đây cũng như công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước ngày nay.

Đối với dự án kênh đào 1,7 tỷ USD thu hút quan tâm dư luận của toàn thế giới, bà Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia theo tinh thần của Hiệp định Mekong 1995, phù hợp với các quy định liên quan của Ủy hội sông Mekong và quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

"Chúng tôi mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án này đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong cùng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông, quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước và tài nguyên nước sông Mekong, vì sự phát triển bền vững của lưu vực, tình đoàn kết gắn bó giữa các quốc gia ven sông và tương lai của các thế hệ mai sau", bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.

>> 'Thỏi nam châm' hút khách du lịch bậc nhất Việt Nam quy hoạch thêm 1 khu đô thị 94ha, mở rộng lòng hồ 'trái tim của thành phố'

kenh-dao1-1714273754902177633341

Dự án kênh đào vấp phải sự phản đối của nhiều nước trên thế giới.

Campuchia lên kế hoạch khởi công dự án kênh đào Funan Techo vào cuối năm nay. Kênh đào dài khoảng 180km, nối sông Mekong với biển của Campuchia phía Tây Nam. Kênh đào đi qua 4 tỉnh gồm Kanl, Takeo, Kampot và Kep, hai bên bờ sông có khoảng 1,6 triệu người sinh sống.

Dự án có chi phí ước tính 1,7 tỷ USD, gồm ba đập đường thủy, 11 cầu và 208km đường hai bên, dự kiến do Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc CRBC thực hiện theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao.

Các quan chức Chính phủ và nhà phân tích Campuchia tin rằng dự án có thể giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, một số chuyên gia khu vực và quốc tế bày tỏ băn khoăn về những tác động của dự án này đối với dòng chảy sông Mekong xuống hạ nguồn, nơi Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt nhiều thách thức về môi trường.

>> Eo biển dài 447km2 sắp lên thành phố: Thuộc vùng vịnh đẹp nhất thế giới nằm giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung

Kênh đào 1,7 tỷ USD Funan Techo lo ngại ảnh hưởng đến ĐBSCL: Việt Nam theo sát dự án, ngỏ lời đề nghị với Campuchia

Chuyên gia Mỹ bi quan về kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia: Lo ngại ảnh hưởng đến ĐBSCL, Thủ đô Phnom Penh

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-chinh-thuc-len-tieng-ve-kenh-dao-17-ty-usd-cua-campuchia-nguy-co-lam-thay-doi-dong-chay-song-mekong-d121962.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam chính thức lên tiếng về kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia nguy cơ làm thay đổi dòng chảy sông Mekong
    POWERED BY ONECMS & INTECH