Vĩ mô

Việt Nam lấy làm tiếc khi Mỹ áp thuế 46%

Trần Thường 04/04/2025 - 08:44

Việt Nam lấy làm tiếc trước quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ và sẽ tiếp tục phối hợp tìm giải pháp đưa quan hệ kinh tế phát triển ổn định.

Sáng nay, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Mỹ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam lấy làm tiếc trước việc này.

"Chúng tôi cho rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước, không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Quyết định trên tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế - thương mại song phương và lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước nếu được áp dụng" - bà Hằng nêu rõ.

viber_image_2025 04 04_05 54 19 303.jpg
Bà Phạm Thu Hằng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam

Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực trao đổi, thảo luận các biện pháp cụ thể với Mỹ nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương, hướng đến thương mại công bằng, bền vững và hài hòa lợi ích của cả hai bên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp và trao đổi với phía Mỹ trên tinh thần xây dựng và hợp tác để tìm ra các giải pháp thiết thực, góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước.

Ngày 2/4 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu áp dụng với hơn 180 đối tác thương mại. Khoảng một nửa số nền kinh tế chịu mức thuế chung là 10%, có hiệu lực từ ngày 5/4. Các đối tác thương mại lớn của Mỹ sẽ chịu mức cao hơn, lên tới 50%, áp dụng từ ngày 9/4.

Việt Nam chịu mức 46%, nằm trong nhóm các nước bị áp thuế cao nhất cùng với Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Myanmar.

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu lập ngay tổ phản ứng nhanh để có đối sách chủ động khi Mỹ áp thuế đối ứng lên tới 46% với Việt Nam.

"Việt Nam muốn Mỹ có chính sách phù hợp hơn với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước" - Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng điều này phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam là nước đang phát triển, phải tiếp tục khắc phục hậu quả nặng nề, kéo dài sau nhiều năm chiến tranh.

>> Bộ Tài chính: Việt Nam không dựng rào cản, vì sao Mỹ vẫn muốn áp thuế 46%?

Bộ Tài chính: Việt Nam không dựng rào cản, vì sao Mỹ vẫn muốn áp thuế 46%?

Chuyên gia Dragon Capital: Mỹ áp thuế 46%, tỷ giá USD/VND vẫn ‘điềm tĩnh’

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/viet-nam-lay-lam-tiec-khi-my-ap-thue-46-2387752.html
Bài liên quan
  • Áp thuế 46%: Tâm điểm sắp tới là đối thoại Việt - Mỹ
    Tâm điểm sắp tới sẽ là cách Việt Nam đối thoại với Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác để giảm thiểu tác động ngắn hạn và dài hạn của mức thuế đối ứng này, đặc biệt đoàn công tác của Chính phủ đến New York vào cuối tuần này.
    một giờ trước| Vĩ mô
  • Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam, cần đàm phán và hạ thuế nhập khẩu với hàng Mỹ
    Việc Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam, chuyên gia Lê Quốc Phương cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục đàm phán, giảm thuế và tăng nhập khẩu hàng Mỹ để thể hiện thiện chí trong cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước.
    một giờ trước| Vĩ mô
  • Bản lĩnh quốc gia trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ
    Việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là một quyết định rất đáng tiếc – nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia, mà còn làm dấy lên những lo ngại về sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Việt Nam là một mắt xích quan trọng.
    1 giờ trước| Vĩ mô
  • 'Cần chính sách thuế đủ hấp dẫn để thay đổi hành vi tiêu dùng'
    Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, giảm ô nhiễm môi trường và góp phần thực hiện cam kết Net Zero của Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam lấy làm tiếc khi Mỹ áp thuế 46%
    POWERED BY ONECMS & INTECH