"Kho báu" này có trữ lượng đủ lớn để chấm dứt tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu.
"Kho báu" được cả thế giới khao khát
Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) vừa công bố báo cáo Mineral Commodity Summaries (MCS) 2023, theo đó Việt Nam xếp thứ hai về trữ lượng quặng bôxít toàn cầu, với trữ lượng 5,8 triệu tấn, trong tổng trữ lượng quặng bôxít của toàn thế giới là 31 triệu tấn.
Bô xít là một loại quặng nhôm, từ bô xít có thể tách ra alumin – nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân. Do đó, bô xít được xem là nguồn tài nguyên lớn và là cơ sở để ngành công nghiệp nhôm phát triển lâu dài.
Bô xít được xem là nguồn tài nguyên lớn và là cơ sở để ngành công nghiệp nhôm phát triển lâu dài |
Tại Việt Nam, quặng bôxít được phân loại thành hai loại chính. Trong đó ở các tỉnh miền Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Nghệ An tập trung chứa quặng bô xít nguồn gốc trầm tích. Các tỉnh miền Nam như Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi tập trung chứa quặng bôxít phong hóa laterit.
USGS ước tính cứ 4 tấn quặng bô xít sẽ cho ra 2 tấn nhôm ô xít, từ đó sản xuất được 1 tấn nhôm kim loại. Với tỷ lệ 4/1 như vậy thì 5,8 tỷ tấn quặng bô xít của Việt Nam có thể sản xuất được hơn 1,4 tỷ tấn nhôm.
Nguồn cung toàn cầu giảm mạnh
Những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến xu thế đảo ngược trong ngành nhôm khi giá cả leo thang, lượng tồn kho giảm mạnh.
Đặc biệt, trong khi thế giới bắt đầu khôi phục sản xuất sau thời gian lao đao vì đại dịch COVID-19, nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung bị hạn chế. Nhiều nơi trên khắp thế giới đã chứng kiến những dấu hiệu rõ ràng của tình trạng khan hiếm nhôm.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã dẫn đến việc đóng cửa một nhà máy luyện nhôm ô xít với công suất 1,7 triệu tấn mỗi năm tại Ukraine.
Tại châu Âu, chi phí năng lượng cao đã dẫn đến việc tạm ngừng hoạt động của một nhà máy luyện nhôm ô xít với công suất 600.000 tấn mỗi năm tại Romania, và một nhà máy luyện nhôm ô xít với công suất 1,7 triệu tấn mỗi năm tại Tây Ban Nha đã giảm sản lượng tới 60%. Nhiều nhà luyện nhôm ô xít và nhà sản xuất sản phẩm nhôm chính tại châu Âu cũng đã thông báo đóng cửa hoặc giảm sản xuất.
Kamil Wlazly, nhà phân tích cấp cao tại Wood Mckenzie ở London (Anh) cho hay: "Lượng dự trữ nhôm sụt giảm với tốc độ rất nhanh - khiến mọi người đều bật ngửa vì không chuẩn bị trước".
Trung Quốc cũng phải chịu chung cảnh ngộ khi từ nhà xuất khẩu trở thành nhà nhập khẩu nhôm lớn của thế giới.
Chỉ trong tháng 7/2020, nhập khẩu nhôm của Trung Quốc tăng 570% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 35,5% so với tháng 6/2020. Tình hình này vẫn tiếp diễn đến cuối năm 2020 và sang năm 2021, khiến các khách hàng ở Mỹ phải cạnh tranh mua nhôm với các công ty Trung Quốc.
Theo Bloomberg, nhiều doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành vào thời điểm đó thậm chí đã chuẩn bị cho viễn cảnh thiếu hụt nguồn cung nhôm trong 5 năm tiếp theo.
Tiềm năng lớn của Việt Nam
Thị trường nhôm được đánh giá ở mức 112 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trên 6% trong giai đoạn 2022-2027.
Trong khi đó, nhôm hiện đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các ngành sản xuất điện và năng lượng tái tạo - xu thế mà các nước trên thế giới đang chạy đua phát triển.
Trong tương lai, sự gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo trong các hệ thống lưới điện quốc gia trên toàn thế giới sẽ đòi hỏi một tổng thể quy mô lớn, điều sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn nữa đối với hợp kim nhôm. Hiện nay, cuộc đua giành thị phần các thiết bị năng lượng tái tạo trên thế giới cũng đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Các báo cáo phân tích quy mô thị trường bô xít 2020-2027 được đăng tải trên Grandviewresearch dự đoán, trữ lượng nhôm của Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu cho cả thế giới sử dụng trong vòng 10-12 năm.
Hiện nay, Đắk Nông là tỉnh có trữ lượng bô xít lớn nhất nước ta, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng cả nước (trữ lượng thăm dò ước tính 2,6 tỷ tấn). Đây cũng là tỉnh có trữ lượng quặng bô xít lớn nhất Đông Nam Á.
Trong Quy hoạch Bô xít giai đoạn 2021 – 2030, cả nước có 19 đề án thăm dò với trữ lượng 1.709 triệu tấn quặng nguyên khai, trong đó riêng tỉnh Đắk Nông có 7 đề án.
Đắk Nông là tỉnh có trữ lượng bô xít lớn nhất nước ta, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng cả nước (trữ lượng thăm dò ước tính 2,6 tỷ tấn) |
Trước tiềm năng về bô xít lớn, tỉnh Đắk Nông xác định phát triển sản xuất công nghiệp Alumin, luyện nhôm và năng lượng gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Tỉnh xác định tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn là công nghiệp Alumin – nhôm nhằm tạo động lực phát triển kinh tế.
Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Đắk Nông trở thành địa phương có nền kinh tế năng động và bền vững vùng Tây Nguyên. Công nghiệp là động lực cho tăng trưởng. Cùng với đó, Đắk Nông hướng đến thành trung tâm công nghiệp bô xit - nhôm và sau nhôm của quốc gia; trung tâm năng lượng tái tạo của vùng; trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.
Tầm nhìn đến năm 2050, Đắk Nông trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Nguyên; xã hội văn minh, mức thu nhập bình quân của người dân cao hơn bình quân cả nước.
Hơn nữa, Đắk Nông sẽ trở thành trung tâm công nghiệp bô xít - nhôm và sau nhôm của quốc gia; cùng với nền nông nghiệp trù phú, ứng dụng công nghệ cao; phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái gắn với thiên nhiên, đặc trưng của công viên địa chất toàn cầu UNESCO; hệ thống đô thị hiện đại gắn với không gian phát triển công nghệ, chuyển đổi số và hạ tầng đồng bộ.
Tìm thấy ‘kho báu’ trị giá 432 tỷ đồng trên gác mái ở Pháp
Người đàn ông vô tình ‘vớ’ được kho báu 1500 năm tuổi khi đang đi tập thể dục