Sắp khởi công xây dựng cây cầu dây văng hơn 11.000 tỷ lớn nhất thành phố giàu nhất Việt Nam
Sau khi hoàn thành, siêu cụm cầu trong đó có cầu Cần Giờ sẽ là một trong những dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của TP. HCM và là dự án có siêu cầu dây văng lớn nhất TP.
Cầu Cần Giờ sẽ được triển khai xây dựng với chiều dài 7,3km bắc qua sông Soài Rạp, kết nối huyện Nhà Bè với Cần Giờ, hiện nay đang được chuẩn bị đầu tư với tổng kinh phí hơn 11.000 tỷ đồng.
TP. HCM hiện đang hướng đến mục tiêu khởi công siêu cầu này trong năm 2025 và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2028.
Cầu Cần Giờ được thiết kế với quy mô 6 làn xe (gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ), tốc độ tối đa 60km/h được xây dựng theo hình dạng cầu dây văng với nhịp chính dài 350m bắc qua lòng sông.
Cây cầu này được đặt trên 2 trụ tháp cao 150m và sau khi hoàn thành đây sẽ là cây cầu dây văng lớn nhất của TP. HCM.

Nằm trong tổng vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng, ngoài việc triển khai xây dựng cầu Cần Giờ (cầu chính), dự án còn triển khai nhiều hạng mục khác gồm 3 cây cầu trên tuyến:
- Cầu sông Chà: Dài 640,5m, rộng 29,5m.
- Cầu Tắc Sông Chà: Dài 64,2m, rộng 40m.
- Cầu Rạch Mương Ngang: Nằm trên đường song hành phía Nhà Bè, dài 64,2m, rộng 7,75m.

Đây được đánh giá là một trong những dự án giao thông hạ tầng trọng điểm của TP. HCM, nhằm thay thế phà Cần Giờ hiện tại; góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm TP đến huyện Cần Giờ từ 2 giờ xuống chỉ còn 30-45 phút.
Đáng nói, cầu Cần Giờ còn mang trong mình sứ mệnh đặc biệt khi không chỉ đáp ứng nhu cầu giao thông mà còn góp phần bảo vệ môi trường cũng như hệ sinh thái đặc biệt của Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cần Giờ.

Đến năm 2035, lãnh đạo TP. HCM đặt ra mục tiêu đưa Cần Giờ trở thành địa phương tiên phong đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), hoàn thành trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Chính vì mục tiêu "bứt tốc", Cần Giờ trong vai trò là "lá phổi xanh" của TP. HCM sẽ rất cần đến các dự án hạ tầng đồng bộ, tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường nghiêm ngặt.
Việc ứng dụng công nghệ xanh trong xây dựng cầu Cần Giờ không chỉ là một lựa chọn mà còn là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo phát triển bền vững.
Theo đó, cầu Cần Giờ được thiết kế với các công nghệ xanh tiên tiến, giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, chất lượng nước, không khí và đa dạng sinh học.
Để đảm bảo mục tiêu này, cầu Cần Giờ sẽ cần đảm bảo một số yếu tố như: Cấu trúc cầu dây văng tối ưu hóa không gian, vật liệu xây dựng bền vững, ứng dụng công nghệ giám sát và quản lý môi trường, khuyến khích các phương tiện giao thông sạch với hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng...
Dự án cầu Cần Giờ có tổng mức đầu tư dự kiến gần 11.000 tỷ đồng, đi qua nhiều tuyến đường của huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ và sông Soài Rạp, sông Chà.
Phần cầu và đường dẫn của cầu Cần Giờ có chiều dài hơn 8km, quy mô 6 làn xe, được đầu tư theo hình thức BOT. Điểm đầu của dự án nằm tại nút giao đường số 2 - đường số 15B, KĐT Phú Xuân, huyện Nhà Bè.
Sau đó sẽ đi dọc theo đường 15B qua tiếp rạch Mương Ngang, vượt qua đường Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè) hướng thẳng ra phía sông Soài Rạp.
Cầu Cần Giờ tiếp tục chạy băng qua sông Soài Rạp, chạy thẳng về hướng cù lao xã Bình Khánh và sẽ đi song song với cao tốc Bến Lức - Long Thành; sau đó vượt sông Chà để kết nối với đường Rừng Sác huyện Cần Giờ. Đây là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch để tàu thuyền đi từ Cần Giờ ra hướng Đồng Nai.
Cầu Cần Giờ có điểm cuối kết nối với đường Rừng Sác cách bến phà Bình Khánh gần 2km. Hiện nay khu vực này chủ yếu là đầm lầy và ao hồ nuôi thủy sản của người dân.
Sau khi hoàn thành, cầu Cần Giờ sẽ thay thế phà Bình Khánh, phá thế độc đạo hiện nay, tạo kết nối giao thông thuận lợi từ huyện đảo duy nhất của TP. HCM đến khu vực trung tâm thành phố. Ngoài ra, dự án cũng thúc đẩy việc phát triển KĐT lấn biển Cần Giờ và Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gần 6 tỷ USD.
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên.
Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.
Theo Cục Thống kê TP. HCM, kinh tế thành phố năm 2024 tiếp tục duy trì đà phục hồi ổn định. TP.HCM dẫn đầu cả nước với GRDP năm 2024 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1,17 triệu tỷ đồng, tăng 7,17%, tương đương 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành.
3 khu vực đẹp nhất nhì Thủ đô tương lai trở thành khu du lịch quốc gia
Trong tháng này, siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 67 tỷ USD sẽ có chuyển động mới