Tuy chỉ giảm 8 điểm nhưng các mã midcap thuộc nhiều nhóm ngành như chứng khoán, đầu tư công, phân bón, thủy sản, điện, gạo, bảo hiểm đều có mức sụt giảm mạnh, nhiều mã thậm chí lộ sàn.
15h00: VN-Index thủng mốc 1.080 điểm
Kịch bản cũ lặp lại khi lực bán đột ngột dâng cao sau 14h với sắc đỏ bao phủ thị trường trong phiên hôm nay. Ghi nhận trên toàn thị trường, số mã giảm giá là 610 mã - áp đảo so với 334 mã tăng giá và 173 mã đứng giá tham chiếu.
Mặc dù sắc xanh nhỉnh hơn trong rổ VN30 với 15 mã tăng/14 mã giảm song VN30-Index vẫn giảm hơn 4 điểm. Cổ phiếu GVR dẫn đầu chiều giảm với tỷ lệ mất giá là 6,2%.
Đà giảm giá của thị trường diễn ra trên diện rộng, với sắc đỏ tại hầu hết các nhóm ngành.
Đóng cửa, VN-Index giảm 8,3 điểm (0,76%) về 1.078,14 điểm, HNX-Index giảm 8,3 điểm (0,76%) còn 235,61 điểm, UPCoM-Index giảm 0,39 điểm (0,47%) xuống 82,38 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay đạt hơn 672,1 triệu đơn vị - tương ứng giá trị 13.550 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng tại nhiều mã rổ VN30 trong đó xả mạnh HPG, STB, SSI, CTG.
14h28: Lực bán lớn tái diễn
Sau 14h, đà tăng của VN-Index bất ngờ bị triệt tiêu; các chỉ số đồng loạt rơi xuống dưới tham chiếu trong đó VN-Index có thời điểm mất mốc 1.075 điểm trước khi hồi nhẹ còn giảm 10 điểm.
Sắc đỏ phân hóa trở lại tại nhóm cổ phiếu trụ cột - ngân hàng với CTG, BID, VPB, STB, ACB giảm điểm.
13h50: Cổ phiếu bất động sản - xây dựng vẫn giảm
Sau giờ nghỉ, lực cầu bắt đáy tại các nhóm ngành chính như ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ đã kéo VN-Idex và các chỉ số hồi trở lại ngưỡng trên tham chiếu.
Dù vậy, bộ đôi bất động sản và xây dựng vẫn tạo sức ép đáng kể lên thị trường chung.
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm dù tăng lại hơn 1,1% sau phiên mất tới 7% ngày 3/10 song vẫn đang phân hóa. Đáng chú ý, cổ phiếu PTI đang giảm sàn.
Rổ VN30 có 21 mã tăng trong đó dẫn đầu là SAB, VIB, HDB, POW, FPT, VIC với mức tăng từ 2 - 3,6%.
VN-Index hơn 5 điểm - đạt 1.091 điểm.
11h30: Đà giảm thu hẹp
Về cuối phiên sáng, đà hồi phục của các chỉ số có phần quay trở lại khi lực cầu dâng cao và giúp hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu tăng giá trong đó PVD tăng 3,3%, MWG (+1,8%), FPT (+1,2%), ACB (+1,2%), MBB (+0,8%),...
Sắc đỏ tiếp tục bao trùm thị trường vào cuối phiên sáng, nhóm chứng khoán chịu áp lực bán tăng mạnh khiến ORS, ART, TVS, HCM, CTS, VDS,... đều giảm điểm.
Ngược lại, nhóm ngân hàng ghi nhận hồi phục với loạt mã tăng như VBB (+4,5%), VIB (+3,1%), HDB (+2,2%), SSB (+1,3%), ACB (+1,2%), CTG (1,2%), MBB (+0,8%), SHB (+0,8%), TPB (+0,6%),...
VN-Index chỉ còn giảm 1,46 điểm (-0,13%) xuống 1.084,98 điểm; toàn sàn có 170 mã tăng, 258 mã giảm và 67 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,23 điểm (-0,1%) xuống 237,94 điểm; toàn sàn có 69 mã tăng, 95 mã giảm và 50 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,16 điểm (-0,19%) xuống 82,6 điểm.
Tổng giá trị khớp lệnh đạt 5.278 tỷ đồng - tăng 25% so với phiên trước trong đó giá trị khớp lệnh sàn HOSE tăng 23% lên 4.569 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng nhẹ hơn 29 tỷ đồng trên HOSE với tâm điểm tại HPG (27,6 tỷ đồng), STB (15,7 tỷ đồng), FUESSVFL (15 tỷ đồng), DPM (13 tỷ đồng),....
10h40: Đà giảm nới rộng
Lực bán thắng thế khiến VN-Index trở lại lấp gap trong vùng giá đỏ. Theo quan sát, áp lực bán dâng cao ở nhóm midcap và penny từ đó gây áp lực lên chỉ số chính, trong khi đó nhóm vốn hóa lớn vẫn đang cố níu lại sắc xanh.
Cổ phiếu bất động sản tiếp tục diễn biến tiêu cực với loạt mã mất trên 3% thị giá như LDG, DXG, ITA, HDG, VPH, DIG, CEO,...
10h30: VN-Index đổi màu
Đà hồi phục của các chỉ số bị chặn đứng khi áp lực bán dâng cao và đẩy hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu giảm trở lại trong đó các mã bất động sản tiếp tục giao dịch theo chiều hướng tiêu cực.
L14 giảm đến 9,4%, CEO giảm 7,1%, DIG giảm 6,1%, DPG giảm 3,8%, DXG giảm 3,4%...
Bên cạnh đó, các mã vốn hóa lớn như BCM, GVR, MSN, BID, VHM... đều chìm trong sắc đỏ.
VN-Index giảm 4,07 điểm (-0,37%) xuống 1.082,37 điểm. HNX-Index giảm 2,12 điểm (-0,89%) xuống 236,05 điểm. UPCoM-Index giảm 0,23 điểm (-0,28%) xuống 82,53 điểm.
9h35: Nhóm bất động sản vẫn giảm
Đầu phiên, tâm lý nhà đầu tư có phần bớt tiêu cực; các chỉ số tăng sớm. Một số cổ phiếu lớn như CTG, LPB, HVN, MWG, MBB, TCB, VRE,... đều nhích lên trên mốc tham chiếu trong đó CTG tăng 1,9%, LPB tăng 2,5%, MWG tăng 1,8%, TCB tăng 1,8%, STB tăng 1,3%,...
Ở chiều ngược lại, sắc đỏ tiếp tục bao trùm các cổ phiếu như BCM, MSN, VCB, VHM,... qua đó tiếp tục gây áp lực lên các chỉ số. Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, các mã bất động sản như L14, DIG, CEO, ITC, DXG,... vẫn đồng loạt giảm giá.
VN-Index hiện tăng 4,56 điểm (-0,42%) lên 1.091 điểm; HNX-Index tăng 1,68 điểm (0,71%) lên 239,85 điểm; UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (0,65%) lên 83,3 điểm.
Đầu phiên: Chứng khoán phái sinh tăng mạnh
Cả 4 chỉ số HĐTL đều tăng mạnh với biên độ tăng từ 8 - 14 điểm
Đêm qua, Chứng khoán Mỹ vừa có phiên hồi mạnh trong đó DJ tăng hơn 760 điểm. Giá dầu và giá vàng thế giới cùng bứt phá từ 2 - 4% trong khi tỷ giá USD tiếp tục có phiên hạ nhiệt.
Tín hiệu khả quan từ thị trường thế giới được cho là sẽ giúp thị trường chứng khoán trong nước xanh trở lại sau phiên ATO hôm nay.
Trước đó, thị trường chứng khoán vừa có phiên giao dịch đầu tháng 10/2022 kém tích cực khi sắc đỏ bao trùm với gần 800 mã giảm, áp đảo hoàn toàn so với 176 mã tăng. Thậm chí, toàn sàn có đến 188 mã cổ phiếu nằm sàn (riêng nhóm VN30 đã có đến 11 mã)..
VN-Index đóng cửa giảm 45,67 điểm (-4,03%) xuống mức 1.086,44 điểm - mức thấp nhất trong vòng gần 20 tháng kể từ ngày 8/2/2021. Lần gần nhất thị trường giảm mạnh hơn con số này là vào ngày 13/6/2022 khi đó VN-Index giảm hơn 57 điểm (-4,44%).
Mức giảm trên 4% cũng đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất Châu Á trong phiên 3/10.
Đáng chú ý, phiên giảm mạnh hôm nay cũng đã “thổi bay” gần 182.000 tỷ đồng (~7,75 tỷ USD) vốn hóa của HOSE.
Tính từ đầu tháng 9 tới nay, vốn hóa sàn HOSE thậm chí đã “bốc hơi” gần 770.000 tỷ đồng (~33 tỷ USD).
Nhận định về phiên 4/10, một số công ty chứng khoán cho rằng VN-Index sẽ có ngưỡng hỗ trợ trong vùng 1.050 - 1.060 điểm.
Vịt hóa thiên nga: Doanh nghiệp vốn hóa 12 tỷ đồng "hô biến" công ty địa ốc trị giá gần 4.900 tỷ