Chiếm 30% vốn hóa toán thị trường, đà giảm của nhóm ngân hàng trong 3 tháng trở lại đây khiến Vn-Index khó mà hồi phục mặc dù tỷ giá đã hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước bơm tiền trở lại.
Nhóm ngân hàng 9 tháng đầu năm đã có nhịp tăng 21% khi hòa cùng đà tăng của thị trường chung và kỳ vọng thông tư 10 ban hành sửa đổi thông tư 06 sẽ thúc đẩy tín dụng gia tăng. Tuy nhiên từ nửa cuối tháng 8 đến hiện tại, nhóm ngân hàng đã giảm 18.2%. Với vốn hóa đạt gần 1,7 triệu tỷ, chiếm 30% vốn hóa toàn thị trường, đà giảm của nhóm ngân hàng tác động không nhỏ đến chỉ số Vn-Index.
Theo: Fialda |
Vậy điều gì đang xảy ra với nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng?
Thứ 1: Kỳ vọng kết quả kinh doanh không quả quan bởi:
- Tăng trưởng tín dụng thấp: Vào cuối Q3/23, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tăng 7,0% sv đầu năm - thấp hơn nhiều sv mức tăng trưởng tín dụng hệ thống 11,0% sv đầu năm vào cuối Q3/22. Tăng trưởng tín dụng yếu là kết quả của (1) nhu cầu tín dụng yếu do nền kinh tế vẫn chưa thực sự hồi phục và (2) khẩu vị rủi ro cho vay của các ngân hàng này thấp.
- NIM thu hẹp: Tổng NIM của 25 ngân hàng niêm yết đã giảm 47 điểm cơ bản xuống 3,32% svck trong Q3/23 với 22/25 NH có NIM giảm svck do tốc độ tăng lãi suất cho vay thấp hơn tốc độ tăng của chi phí huy động .
Trong số các NHTMCP vốn hóa vừa và lớn, chỉ có STB, VIB và CTG là có khả năng duy trì NIM ổn định hoặc cao hơn svck. Đặc biệt, VIB và CTG đã tận dụng việc cho vay liên ngân hàng với tỷ trọng cao svck (các ngân hàng đã có tỷ lệ này thấp nhất kể từ 2022) trong cơ cấu nguồn vốn để giảm chi phí vốn (COF). Với STB, không còn áp lực từ lãi dự thu đã thúc đẩy NIM tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023. Trong khi đó, NIM của các NH có tỷ trọng sở hữu trái phiếu doanh nghiệp cao tiếp tục giảm nhiều nhất.
Thứ 2: Nợ xấu gia tăng
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của top 25 ngân hàng niêm yết lớn nhất tiếp tục duy trì xu hướng tăng lên 2,24% tại cuối Q3/23 - mức cao nhất kể từ năm 2017.
Trước tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rút kinh nghiệm việc điều hành tăng trưởng tín dụng chậm năm 2022, khẩn trương rà soát toàn diện kết quả cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, từng ngành, từng lĩnh vực.