Vớt được cột sắt 90kg dưới sông bán lấy vài trăm nghìn, ngư dân tiếc hùi hụi vì bỏ lỡ kho báu, chuyên gia lắc đầu: "Báu vật này có giá trị lên đến nghìn tỷ!"
Ngư dân này không biết bản thân đã bán đi một báu vật cổ, có giá trị lớn.
Vào những năm 1980, một ngư dân họ Trần sống tại một ngôi làng miền núi ở Trùng Khánh, Trung Quốc đang đánh cá trên sông Gia Lăng vào sáng sớm như thường lệ thì bất ngờ thấy lưới đánh cá của mình trở nên rất nặng. Người ngư dân này đã ngay lập tức kéo lưới lên, tuy nhiên, thứ trong lưới đánh cá không phải một mẻ cá như ông tưởng tượng mà thứ ông kéo lên lại là một cột sắt lớn, bề mặt đã có phần hoen rỉ.
Cột sắt mà ông Trần vớt được nặng tới 90kg, cao khoảng 75cm, trên cột có khắc một dòng chữ nhưng ông không đọc ra. Lần đầu tiên gặp phải tình huống như vậy, ông Trần không biết xử lý như thế nào đành vác cột sắt về nhà.
Ảnh: Internet
Sau khi hỏi han những người xung quanh nhưng không ai biết về nguồn gốc đồ vật này, ông Trần cho rằng đó là một "đống sắt vụn" nên quyết định mang cột sắt đến bãi phế liệu trong thị trấn để bán.
Ông Trần đã bán cột sắt kia theo cân và nhận được 65 nhân dân tệ (khoảng 220 nghìn đồng tính theo tỷ giá bây giờ). Ông Trần vô cùng vui mừng khi nhận được khoản thu nhập này, bởi vì vào thời điểm nền kinh tế còn chưa phát triển đó, 65 nhân dân tệ thực sự ngang với thu nhập của một người nông dân trong hơn nửa năm.
Sau chuyện này, người trong làng ai cũng coi đó là đề tài bàn tán, tin tức ngày càng lan rộng, lan đến cả các cơ quan chức năng của địa phương. Sau khi biết được sự việc này, Cục Di sản Văn hóa đã nhanh chóng nhập cuộc. Tốn không ít công sức, cuối cùng nhân viên cũng mang được "đống sắt vụn" kia về Cục Di sản Văn hóa để chuyên gia tiến hành thẩm định. Được biết, họ đã phải bỏ ra 200 nhân dân tệ để trả cho chủ trạm phế liệu kia mới có thể chuộc lại cột sắt.
Ảnh: Internet
Sau quá trình thẩm định, cây cột sắt mà ông Trần cho là "sắt vụn" thực ra là một trụ sắt dùng để xây cầu dưới thời vua Vũ Đế nhà Hán. Chữ viết trên cột sắt cũng chính là chữ triện từ thời kỳ đó.
Theo các chuyên gia thẩm định, cột sắt này ước tính có giá trị ít nhất là 300 triệu nhân dân tệ (tương đương 1.000 tỷ đồng). Vốn là báu vật nhưng suýt chút nữa đã bị xử lý trong trạm phế liệu. Cột sắt này sau đó đã trở thành hiện vật bằng sắt nặng được bảo tồn sớm nhất và tốt nhất ở Trung Quốc tính đến lúc bấy giờ với giá trị nghiên cứu lịch sử là vô cùng lớn.
Hé lộ “vũ khí bí mật" giúp suốt 600 năm Tử Cấm Thành chưa từng bị ngập