Sau đó 1 người ngoại quốc đã được đưa lên giữ vị trí quyền Tổng Giám đốc tại ngân hàng SCB.
Được biết tiêu chí tuyển người của Trương Mỹ Lan là chỉ cần hiền lành, nghe lời, không "quậy phá”, những người có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính sẽ được Trương Mỹ Lan đặt vào các vị trí lãnh đạo của SCB, lãnh lương 200-500 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản thưởng và hàng tỷ đồng cổ phiếu.
Theo thông tin nhân sự năm 2020 của Ngân hàng SCB, Hoàng Minh Hoàn - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản trị tài chính & Nguồn vốn lên làm Quyền Tổng giám đốc SCB kể từ ngày 29/07/2020 thay cho ông Võ Tấn Hoàng Văn.
Hoàng Minh Hoàn trước khi được nâng lên làm Quyền TGĐ ngân hàng SCB từng làm việc tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (một trong ba ngân hàng hợp nhất thành SCB) từ tháng 3/2007, sau đó tiếp tục công tác tại Ngân hàng SCB sau khi hợp nhất đến khi bị khởi tố. Bị can Hoàn đã trải qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau.
>>7 cán bộ SCB bị cho thôi việc vì phản ứng quyết định của Lãnh đạo
Hoàng Minh Hoàn |
Tuy nhiên, mới chỉ ngồi ghế quyền Tổng giám đốc SCB được hơn 1 tháng, Hoàn xin Trương Mỹ Lan cho nghỉ vì áp lực công việc. Đến tháng 10/2020, Hoàng Minh Hoàn lui về làm Phó Tổng Giám đốc thường trực và SCB đưa Chen Yi-Chung (Jeremy Chen) giữ vị trí Quyền Tổng Giám đốc.
Quá trình công tác tại Ngân hàng SCB, Hoàn biết các hình thức cấp tín dụng cho khách hàng, gồm cho khách hàng vay thông thường và cho khách hàng vay là các cá nhân, tổ chức thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, được Trương Mỹ Lan chỉ đạo Ngân hàng SCB cho vay.
Trong đó, khi bị can đảm nhiệm chức vụ quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo Trương Khánh Hoàng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Tái thẩm định; Trần Thị Mỹ Dung, Phó Giám đốc Khối Tái thẩm định lập hồ sơ cho các khách hàng là cá nhân, tổ chức thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay vốn.
Thực hiện chỉ đạo của bà Lan, Hoàng và Dung chỉ đạo khối tái thẩm định lập tờ trình chuyển các chi nhánh để chỉnh sửa thành tờ trình đề xuất cho vay của chi nhánh, trình các cấp để ký, duyệt, cho vay ngay, mà không cần thẩm định.
>> Sở hữu chưa đến 5% cổ phần, Trương Mỹ Lan đã "điều khiển” SCB thế nào để rút hơn 1 triệu tỷ đồng?
Đối với tài sản bảo đảm, khối tái thẩm định cũng là đơn vị trực tiếp liên hệ với công ty thẩm định giá độc lập để làm chứng thư thẩm định giá.
Hoàn khai nhận, các khoản vay của khách hàng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chiếm tỷ lệ hơn 90% tổng số khoản vay của Ngân hàng SCB do Trương Mỹ Lan là chủ thực sự của ngân hàng này.
Ngoài chỉ đạo Hoàng và Dung, Trương Mỹ Lan còn chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc, Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc, Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB để thực hiện cho vay.
Hoàn thừa nhận sai phạm của mình khi tham gia xét duyệt, cấp tín dụng trái quy định cho các khách hàng vay vốn theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
Theo đó, từ 30/7/2020 đến 21/9/2022, Hoàn đã ký, phê duyệt 42 tờ trình tái thẩm định, 40 biên bản họp hội đồng Kinh doanh và đầu tư hội sở, 24 tờ trình Tổng giám đốc trình HĐQT đồng ý cho 39 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay 51 khoản vay có dư nợ hơn 2.900 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, Hoàng Minh Hoàn với vai trò đồng phạm giúp sức cho Trương Mỹ Lan phạm tội. Bị can Hoàng Minh Hoàn liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 2.400 tỷ đồng.
Trong vụ án này, Hoàng Minh Hoàn bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Video cận cảnh căn nhà HOT nhất vụ Vạn Thịnh Phát, nơi 84 khách hàng cùng địa chỉ nợ SCB 122.800 tỷ
Người đàn ông suýt mất 500 triệu vì chiêu giả danh công an liên quan vụ SCB
Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm