Vụ Vạn Thịnh Phát: Tài sản kê biên lộ 69 bất động sản của cựu Chủ tịch SCB Bùi Anh Dũng và 6 người khác

09-01-2024 23:13|Hồ Nga

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, ngoài hàng nghìn bất động sản bị kê biên liên quan Trương Mỹ Lan, số còn lại có 69 bất động sản của cựu Chủ tịch SCB Bùi Anh Dũng và 6 bị can khác.

Viện KSND Tối cao đã công bố cáo trạng vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan. Cáo trạng ghi rõ những vật chứng của vụ án và các biện pháp cưỡng chế.

Trong số các tài sản bị tạm giữ, kê biên, ngăn chặn giao dịch tài sản là các bất động sản, phần lớn là các bất động sản liên quan trực tiếp đến bị can Trương Mỹ Lan.

>> Lác mắt với khối tài sản khủng bị kê biên của Chủ tịch Vạn Thịnh Phát: Hàng ngàn bất động sản, ô tô, du thuyền

Đáng chú ý, số tài sản kê biên ghi nhận có 61 bất động sản và ngăn chặn giao dịch 8 bất động sản là của các bị can Bùi Anh Dũng, Bùi Đức Khoa, Hồ Bửu Phương, Trần Thị Mỹ Dung, Trương Huệ Vân, Từ Văn Tuấn, Cao Việt Dũng và các cá nhân đứng tên hộ các bị can này.

Ngoài tài sản là bất động sản bị kê biên, cơ quan điều tra còn thu giữ hơn 7 tỷ đồng của Trương Huệ Vân. Cơ quan điều tra cũng đã phong tỏa 42 tài khoản của bị can Trương Mỹ Lan, Dương Tấn Trước, Bùi Anh Dũng, Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng và Cao Việt Dũng tại các ngân hàng SCB, HSBC, Vietinbank (CTG), BIDV (BID)... tổng số tiền hơn 1.731 tỷ đồng và 8.479.600 USD.

Bên cạnh đó, gia đình Trương Mỹ Lan, Tạ Hùng Quốc Việt, Trần Văn Nhị và Trương Huệ Vân đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả vụ án số tiền gần 119 tỷ đồng và 306.000 USD.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Tài sản kê biên lộ bí ẩn Kim Cương - công ty bị thu giữ 1.200 tỷ

Vụ Vạn Thịnh Phát: Tài sản kê biên lộ 69 bất động sản của cựu Chủ tịch SCB Bùi Anh Dũng và 6 người khá
Bà Trương Mỹ Lan, ông Bùi Anh Dũng và bà Trương Huệ Vân

Trần Thị Mỹ Dung nguyên là Phó Tổng giám đốc SCB. Mỹ Dung làm việc tại SCB từ tháng 5/2010 đến tháng 9/2022 qua nhiều vị trí khác nhau. Khi cần sử dụng tiền, Trương Mỹ Lan sẽ thông báo cho Trương Huệ Vân, Trương Khánh Hoàng và Trần Thị Mỹ Dung.

Trên cơ sở chỉ thị từ Trương Mỹ Lan, Dung sẽ thông báo cho phía SCB họp HĐQT gồm Bùi Anh Dũng; Trương Khánh Hoàng; Đỗ Phú Huy (Chủ tịch UB kinh doanh và đầu tư Hội sở); Bùi Nhân, Phó Giám đốc khối tái thẩm định; Trần Hoàng Giang, Giám đốc phòng tái thẩm định và Bùi Ngọc Sơn, chuyên viên phòng tái thẩm định.

Năm 2021, Trần Thị Mỹ Dung được Trương Mỹ Lan cho 300.000 cổ phiếu SCB (tương ứng 3 tỷ đồng).

Ông Bùi Anh Dũng nguyên là Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB. Dũng làm việc tại Ngân hàng Tín Nghĩa từ tháng 5/2009. Dũng được Trương Mỹ Lan cho làm Chủ tịch SCB vì “hiền lành, không quậy phá", biết nghe lời, được lòng nhiều người.

Quá trình làm việc tại SCB, ngoài tiền lương, thưởng dịp lễ tết, Bùi Anh Dũng còn được Trương Mỹ Lan cho 500.000 cổ phiếu SCB (tương ứng 5 tỷ đồng).

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Bùi Anh Dũng được cho làm Chủ tịch SCB vì "hiền lành, không quậy phá"

Vụ Vạn Thịnh Phát: Tài sản kê biên lộ 69 bất động sản của cựu Chủ tịch SCB Bùi Anh Dũng và 6 người khá
Ảnh ông Bùi Anh Dũng

Trương Huệ Vân, cháu gái của Trương Mỹ Lan, được Lan tin tưởng giao quản lý hoạt động kinh doanh của loạt công trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.

Trương Huệ Vân với vai trò là người điều lành công ty Laivifood trực tiếp chỉ đạo thành lập, sử dụng nhóm 52 công ty ma tạo lập 586 khoản vay, giúp Lan rút khoản tiền đặc biệt lớn.

Từ năm 2020, bà Trương Huệ Vân đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới thành lập, sử dụng 52 công ty ma này và 4 công ty có hoạt động thật (50 khoản vay), tạo lập 155 khoản vay khống để rút tiền khỏi Ngân hàng SCB.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: 5 đối tượng giữ vai trò ‘tạo lập’ giúp sức Trương Mỹ Lan là những ai?

Vụ Vạn Thịnh Phát: Tài sản kê biên lộ 69 bất động sản của cựu Chủ tịch SCB Bùi Anh Dũng và 6 người khá
Ảnh bà Trương Huệ Vân

Hồ Bửu Phương là Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn VTP và CTCP Đầu tư Vạn Thịnh Phát. Phương là người “phát minh” ra công thức áp giá cổ phần các hợp đồng “hứa” chuyển nhượng, để dễ dàng rà soát, tránh tình trạng sở hữu chéo cổ phần giữa các công ty.

Kết quả điều tra xác minh số tiền được rút ra dưới hình thức tạo lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống lên đến 190.771 tỷ đồng.

Từ Văn Tuấn nguyên là Giám đốc Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale SCB, làm việc tại SCB từ tháng 6/2017.

>> Bí ẩn công ty Tường Việt: Nguyên Tổng Giám đốc nhận 3.700 tỷ từ Trương Mỹ Lan

Còn Cao Việt Dũng là Chủ tịch HĐQT của Công ty Tường Việt. Cao Việt Dũng đã nhận của Trương Mỹ Lan 36,5 triệu cổ phần SCB (tương ứng 365 tỷ đồng).

Liên quan đến công ty Tường Việt là công ty do Dương Tấn Trước là Tổng Giám đốc, Cao Việt Dũng làm Chủ tịch HĐQT. Thông qua Dương Tấn Trước, công ty Tường Việt và các công ty trong hệ thống đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan lập các khoản vay khống. Dương Tấn Trước cũng là người nộp lại nhiều tiền nhất trong vụ án.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Một Trưởng Ban kiểm soát SCB nghỉ việc, được Trương Mỹ Lan cho 20 tỷ đồng

Vụ Vạn Thịnh Phát: Một Trưởng Ban kiểm soát SCB nghỉ việc, được Trương Mỹ Lan cho 20 tỷ đồng

Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu Phó Chủ tịch SCB Trầm Thích Tồn bị truy nã, đã ra nước ngoài từ năm 2014

Vụ Vạn Thịnh Phát: Người duyệt phương án cơ cấu lại các khoản ứng trước để kinh doanh vàng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-van-thinh-phat-tai-san-ke-bien-lo-69-bat-dong-san-cua-cuu-chu-tich-scb-bui-anh-dung-va-6-nguoi-kha-219202.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vụ Vạn Thịnh Phát: Tài sản kê biên lộ 69 bất động sản của cựu Chủ tịch SCB Bùi Anh Dũng và 6 người khác
POWERED BY ONECMS & INTECH