Con số nợ được tính toán bằng cách lấy tổng giá trị các tài sản mà Chính phủ, các công ty và cá nhân một nước giữ ở nước ngoài trừ đi giá trị các tài sản các tổ chức và cá nhân nước ngoài nắm giữ ở nước đó.
Vào hôm 28/5, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết tài sản ròng ở nước ngoài của nước này đã tăng 51 nghìn tỷ yên lên mức kỷ lục 471,3 nghìn tỷ yên (tương đương 3 nghìn tỷ USD) vào năm 2023.
Đây là năm tăng thứ 6 liên tiếp nhờ đồng yên yếu và các thương vụ mua bán tài sản của các công ty Nhật Bản ở nước ngoài đã thúc đẩy giá trị tài sản ngoại hối của nước này gia tăng.
Nhờ đó, Nhật Bản vẫn giữ được vị trí là chủ nợ hàng đầu thế giới năm thứ 33 liên tiếp. Đứng ở vị trí thứ 2 là Đức với 454,8 nghìn tỷ yên tài sản ròng nước ngoài và Trung Quốc xếp thứ 3 với 412,7 nghìn tỷ yên.
Nhật Bản củng cố vị trí chủ nợ hàng đầu thế giới. Ảnh: Reuters |
Ngoài ra, Bộ Tài chính Nhật Bản cũng công bố dữ liệu số dư tài khoản vãng lai sửa đổi. Theo đó, trong cả năm 2023, thặng dư tài khoản vãng lai của quốc gia châu Á này là 21,4 nghìn tỷ yên - tăng từ mức 20,6 nghìn tỷ yên.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố giá dịch vụ doanh nghiệp Nhật Bản trong tháng 4 ghi nhận mức tăng nhanh nhất kể từ đầu năm 2015.
Cụ thể, chỉ số giá dịch vụ doanh nghiệp (CSPI) đã tăng 2,8% so với mức 2,4% của tháng trước. Trong tháng 4, giá dịch vụ đạt 0,7% - giảm so với mức 0,9% của tháng 3.
Chỉ số CSPI được các nhà hoạch định chính sách theo dõi chặt chẽ bởi đây là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất nhằm chấm dứt tình trạng lãi suất âm.
>> Sau 11 năm, lợi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm của Nhật Bản lần đầu tiên đạt 1%