Xác ướp Ai Cập ‘ra đi’ từ 3.000 năm trước bỗng nhiên được cấp hộ chiếu để...xuất ngoại, bí ẩn động trời nào đằng sau?

01-05-2024 14:04|Linh Châu

Đây là vị Pharaoh duy nhất trong lịch sử được chính phủ Ai Cập cấp hộ chiếu sau khi đã qua đời được 3.000 năm.

Ramesses II, còn được gọi là Ramesses Đại đế, là vị Pharaoh thứ ba của Vương triều thứ 19 tại Ai Cập cổ đại. Nhờ tài thao lược, ông ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử với những chiến công hiển hách, vang dội.

Ông cũng được biết đến với vai trò nhà kiến trúc tài ba. Dưới sự chỉ đạo của mình, đền Abu Simbel và Ramesseum - những công trình kiến trúc đồ sộ - đã được xây dựng và lưu truyền đến ngày nay, trở thành minh chứng cho sự thịnh vượng và uy quyền của Ai Cập dưới triều đại của vị Pharaoh vĩ đại này.

Xác ướp Ai Cập ‘ra đi’ từ 3.000 năm trước bỗng nhiên được cấp hộ chiếu để...xuất ngoại, bí ẩn động trời nào đằng sau?
Xác ướp của Ramses II đang lưu giữ trong Bảo tàng tại thủ đô Cairo, Ai Cập (Ảnh: India Times)

Ramesses II trị vì đất nước trong khoảng thời gian từ năm 1301 đến năm 1236 trước Công Nguyên. Khi qua đời, thi thể ông được đặt tại lăng mộ thuộc Thung lũng của các vị Vua tại bờ tây sông Nile. Năm 1881, xác ướp nguyên vẹn của ông được khai quật và đưa đến trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo vào năm 1885.

Năm 1974, các nhà Ai Cập học tại bảo tàng phát hiện xác ướp bị nhiễm nấm nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng phân hủy nhanh chóng. Một năm sau, bác sĩ người Pháp Maurice Bucaille, sau khi nghiên cứu thi thể, khẳng định cần có biện pháp điều trị khẩn cấp để ngăn chặn sự hủy hoại hoàn toàn. Do vậy, xác ướp được đưa đến Paris, Pháp, để tiến hành chiếu xạ.

Tuy nhiên, theo luật pháp Pháp, việc nhập cảnh và vận chuyển vào nước này (bao gồm cả xác ướp) đòi hỏi phải có hộ chiếu hợp lệ. Chính phủ Ai Cập, để tuân thủ quy định, đã cấp hộ chiếu cho vị Pharaoh đã qua đời hơn 3.000 năm này.

Xác ướp Ai Cập ‘ra đi’ từ 3.000 năm trước bỗng nhiên được cấp hộ chiếu để...xuất ngoại, bí ẩn động trời nào đằng sau?
Nội dung in trên tấm hộ chiếu đặc biệt của Pharaoh Ramses II (Ảnh: India Times)

Trên tấm hộ chiếu đặc biệt này có ghi tên đầy đủ của Vua Ramesses II, năm sinh 1.303 trước Công Nguyên, ngày cấp hộ chiếu 09/03/1974 và ngày hết hạn 09/03/1981.

Nhóm nghiên cứu xác định Ramesses II cao khoảng 1,7 mét, sở hữu làn da trắng và mái tóc đỏ. Kết quả phân tích cho thấy ông mắc chứng viêm cột sống dính khớp, nguyên nhân khiến ông bị còng lưng trong những năm tháng cuối đời. Sau quá trình phân tích và chiếu xạ, xác ướp được đưa trở lại quê hương Ai Cập bằng đường hàng không và tiếp tục trưng bày tại Bảo tàng Cairo.

Là con trai của Pharaoh Seti I, Ramesses II được phong làm nhiếp chính Hoàng tử khi mới 14 tuổi và lên ngôi vua ở độ tuổi 20. Triều đại của ông kéo dài suốt 6 thập kỷ.

Ban đầu, xác ướp của vị Pharaoh này được lưu giữ trong lăng mộ thuộc Thung lũng các vị Vua. Tuy nhiên, để bảo vệ thi thể khỏi bọn trộm mộ, các thầy tu Ai Cập cổ đại đã bí mật di dời nó đến hầm Deir el-Bahri. Phải đến tận năm 1881, đoàn khảo cổ mới phát hiện ra địa điểm này và tiến hành khai quật. Những năm qua, Ai Cập đã và đang đẩy mạnh các hoạt động khảo cổ trên khắp đất nước.

>> Bí mật ‘lời nguyền Pharaoh’ khiến hơn 20 nhà khảo cổ tử vong đã được phơi bày

Quốc gia châu Á gây xôn xao khi sở hữu những ngọn núi bí ẩn trông y hệt kim tự tháp Ai Cập

Hộ chiếu hiếm nhất thế giới, chỉ có 500 cuốn trên toàn cầu

Đây là những tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2024

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xac-uop-ai-cap-ra-di-tu-3000-nam-truoc-bong-nhien-duoc-cap-ho-chieu-dexuat-ngoai-bi-an-dong-troi-nao-dang-sau-233053.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Xác ướp Ai Cập ‘ra đi’ từ 3.000 năm trước bỗng nhiên được cấp hộ chiếu để...xuất ngoại, bí ẩn động trời nào đằng sau?
POWERED BY ONECMS & INTECH