Vĩ mô

Lần đầu tiên sản xuất thành công tại Việt Nam, ‘vũ khí’ mới của ngành kinh tế tỷ đô

Nguyên Mộc 18/07/2025 - 21:22

Lần đầu sản xuất thành công sợi Kataifi tại Việt Nam. Đây có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp doanh nghiệp thủy sản nâng tầm sản phẩm, tăng sức cạnh tranh ở thị trường Nhật, Hàn, châu Âu.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa thông tin, Sợi Kataifi, nguyên liệu đang được ưa chuộng trong chế biến tôm, cá xuất khẩu tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu nay đã chính thức được sản xuất và phân phối tại Việt Nam.

Đây không chỉ là tín hiệu tích cực cho ngành thực phẩm chế biến mà còn mở ra cơ hội tăng giá trị cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, một ngành kinh tế mũi nhọn với kim ngạch hàng tỷ USD mỗi năm.

Kataifi, còn gọi là sợi Fillo, là nguyên liệu truyền thống trong ẩm thực Địa Trung Hải và Trung Đông. Sợi mì này được kéo mảnh như tơ, dài, mềm khi sống, nhưng khi chiên lên thì giòn xốp, vàng ruộm bắt mắt, giữ được độ ẩm của phần nhân bên trong. Nhờ không hút dầu và dễ tạo hình, Kataifi đang ngày càng được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm công nghiệp, đặc biệt là các món tôm, cá, mực cuộn.

Lợi thế nổi bật của Kataifi là giúp sản phẩm giữ dáng tốt trong cấp đông, chiên rán, tối ưu hóa quy trình sản xuất, đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ của thành phẩm, yếu tố đặc biệt quan trọng với thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc hay EU.

Nắm bắt xu hướng này, Công ty TNHH Thực phẩm Thương mại Đại Phát trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thành công Kataifi theo tiêu chuẩn quốc tế. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và Hong Kong.

Việc chủ động sản xuất giúp kiểm soát tốt hơn giá thành, tiến độ giao hàng và kỹ thuật, các yếu tố then chốt đối với các nhà máy chế biến thủy sản đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định, linh hoạt. Ngoài sợi truyền thống màu trắng, doanh nghiệp còn phát triển các dòng Kataifi màu tự nhiên như vàng, cam, xanh lá, tạo thêm cảm hứng sáng tạo cho đầu bếp và chuyên gia R&D thực phẩm.

Lần đầu tiên sản xuất thành công tại Việt Nam, ‘vũ khí’ mới của ngành kinh tế tỷ đô
Lần đầu tiên sản xuất thành công sợi Kataifi tại Việt Nam (Ảnh minh họa)

Đáng chú ý, bên cạnh sản phẩm dạng sợi nguyên, phiên bản Kataifi vụn cũng đã được giới thiệu, mở rộng khả năng ứng dụng trong các món ăn chiên, topping salad, hoặc làm lớp vỏ giòn cho thực phẩm đông lạnh. Đây là nhóm sản phẩm chế biến sâu, xu hướng đang được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu và tối ưu lợi nhuận.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thủy sản đạt 5,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, đặc biệt là nhóm sản phẩm chế biến sâu đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn nhờ xu hướng tiêu dùng thực phẩm tiện lợi, lành mạnh và có tính thẩm mỹ cao tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu.

Sự xuất hiện của sợi Kataifi nội địa vì thế không chỉ giúp doanh nghiệp Việt chủ động hơn về nguyên liệu, mà còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho cả ngành thủy sản trên thị trường toàn cầu.

>> Lần đầu tiên, một quốc gia vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Bộ NN-MT: 3 kịch bản tác động từ thuế đối ứng của Mỹ với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

‘Gã khổng lồ’ nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ rút khỏi mảng thức ăn thủy sản tại Việt Nam sau 30 năm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lan-dau-tien-san-xuat-thanh-cong-tai-viet-nam-vu-khi-moi-cua-nganh-kinh-te-ty-do-296881.html
Bài liên quan
  • Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh, vươn lên số 1
    Tháng 4, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sụt giảm mạnh, phản ánh tác động của chính sách thuế quan đối ứng. Mỹ từ thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tụt xuống vị trí thứ ba, sau Trung Quốc và Nhật Bản.
  • Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Doanh nghiệp thủy sản đề xuất ‘nóng’
    Trước bối cảnh Mỹ hoãn áp dụng thuế đối ứng 90 ngày với Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản đề xuất với Chính phủ và các Bộ “2 gói” hỗ trợ cần thiết để đối phó với những bất ổn và gia tăng năng lực của cộng đồng doanh nghiệp thủy sản.
  • Hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững
    Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 30/TB-VPCP ngày 25/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị lần thứ XII Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lần đầu tiên sản xuất thành công tại Việt Nam, ‘vũ khí’ mới của ngành kinh tế tỷ đô
    POWERED BY ONECMS & INTECH