Vĩ mô

Xuất khẩu top đầu thế giới nhưng Việt Nam vẫn chi tỷ đô để nhập khẩu gạo, nguyên nhân do đâu?

Phúc Lam 05/10/2024 17:55

Đây là mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo kế sinh nhai cho hàng triệu người dân Việt Nam.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước với trị giá 4,37 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, trong những tháng qua, Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt cả tổng kim ngạch nhập khẩu của năm ngoái.

Từ năm 2019 đến nay, kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam đều có xu hướng gia tăng. Bắt đầu từ năm 2019 với kim ngạch nhập khẩu đạt 465 triệu USD, sau đó có sự giảm nhẹ xuống 320 triệu USD vào năm 2020. Tuy nhiên, con số này ghi nhận sự tăng trưởng mạnh khi lên tới 718 triệu USD vào năm 2021, giảm nhẹ xuống 689 triệu USD vào năm 2022 và tăng mạnh lên 830 triệu USD năm 2023.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam đạt 996 triệu USD. Dự kiến trong năm 2024, con số này có thể lên tới 1,3 tỷ USD. Đây sẽ là kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu loại gạo tấm giá rẻ của Ấn Độ để làm bánh, bún, thức ăn chăn nuôi hoặc nấu bia,... Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu gạo với giá thành thấp hơn so với gạo trong nước từ các quốc gia Myanmar, Pakistan và Campuchia.

Nhờ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% từ Ấn Độ, theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), nên các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường nhập khẩu gạo tấm từ Ấn Độ với giá thành rẻ. Bên cạnh đó, những loại gạo được Việt Nam nhập khẩu chủ yếu ở phân khúc thấp, thường được sử dụng để làm bánh phở, thức ăn chăn nuôi,...

Xuất khẩu top đầu thế giới nhưng Việt Nam vẫn chi tỷ đô để nhập khẩu gạo, nguyên nhân do đâu?
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Hơn nữa, trong thời gian qua, nhu cầu nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh là do các doanh nghiệp dự đoán sản lượng vụ hè thu giảm, vụ thu - đông thường sẽ cho sản lượng thấp nhất trong năm nên khó có thể bù đắp. Cùng với đó, thiên tai, lũ lụt khiến tình trạng mất mùa ở miền Bắc càng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này khiến các doanh nghiệp phải có những phương án phù hợp để đảm bảo nguồn cung.

Một đại diện của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho hay “Chúng ta xuất khẩu loại gạo ngon và nhập về loại gạo rẻ. Điều đó cũng là bình thường”. Việc kim ngạch nhập khẩu gạo cao kỷ lục là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đầu tư sản xuất của doanh nghiệp chế biến rất lớn.

Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao từ giữa năm 2023 đến nay, thậm chí có thời điểm còn vượt xa đối thủ cạnh tranh là Thái Lan và Pakistan. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở trong nước đang thiếu một lượng lớn gạo để chế biến thức ăn chăn nuôi, làm bún, bánh phở,... nên gia tăng nhập khẩu gạo với giá thành rẻ hơn gạo trong nước là nước đi hợp lý.

Bên cạnh đó, diện tích và năng lực sản xuất của Việt Nam đều có hạn, cùng với tình hình thời tiết khắc nghiệt khiến năm nay miền Bắc bị mất mùa, ảnh hưởng đến 300.000ha lúa. Vì vậy, không có giá đáng lo ngại khi kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng cao kỷ lục, như vậy sẽ có lợi về giá hơn.

Mới đây, lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati được Ấn Độ chính thức dỡ bỏ, đi kèm cùng nhiều chính sách giảm thuế xuất khẩu gạo của quốc gia này ra thế giới. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, vào những tháng cuối năm, giá gạo của Việt Nam vẫn sẽ duy trì ở mức cao, khó giảm dưới mức 500 USD/tấn dù sự quay trở lại của Ấn Độ có thể gây áp lực giảm giá lên các loại gạo phổ thông của Việt Nam.

Để gạo Việt Nam giữ vững được vị thế trên thị trường, yếu tố tiên quyết là chất lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt cần phải đảm bảo duy trì được chất lượng giữa các lô gạo. Cùng với đó, phải tránh những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh để phá giá thị trường. Đặc biệt, gạo Việt Nam cần luôn trong tư thế sẵn sàng, linh hoạt thích ứng với mọi tình huống.

>>Loại quả bình dân nhưng giúp Việt Nam 'bỏ túi' tỷ đô, vươn lên thứ 4 thế giới

Lộ diện 6 thị trường xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam tại ASEAN

8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo tăng trưởng 2 con số

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xuat-khau-top-dau-the-gioi-nhung-viet-nam-van-chi-ty-do-de-nhap-khau-gao-nguyen-nhan-do-dau-251637.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Xuất khẩu top đầu thế giới nhưng Việt Nam vẫn chi tỷ đô để nhập khẩu gạo, nguyên nhân do đâu?
POWERED BY ONECMS & INTECH