Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh) đã có có những nhận định về tuyến phòng thủ cho sở hữu chéo ngân hàng.
Tại Talk show “Bản chất sở hữu chéo: Ngân hàng trong tay "trùm"?, theo chuyên gia Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh), ngay cả việc đưa thành viên độc lập vào HĐQT các ngân hàng, nếu không có đủ chuyên môn cũng sẽ dễ dàng bị qua mặt, vì vậy đây là vấn đề rất khó xử lý về sở hữu chéo.
Mặt khác, các "ông chủ" ngân hàng thường đề cử những người thân tín vào làm thành viên độc lập HĐQT, ngay cả khi cổ đông nhỏ lẻ phản đối cũng không có tác dụng do không đủ phiếu bầu.
Ông cũng chỉ ra rằng việc lựa chọn thành viên độc lập HĐQT cần có một thể chế khác, không dựa trên số phiếu. Ví dụ như ở Đức, họ có đưa ra thể chế một số thành viên HĐQT được bầu vào mà không dựa trên số phiếu từ tỷ lệ sở hữu của các ông chủ. Tuy nhiên, cơ chế này cũng có những hạn chế nhất định nên cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.
Tuyến phòng thủ thứ hai là chế tài xử phạt. Tại nhiều quốc gia phương Tây, họ có mô hình cho phép cổ đông nhỏ lẻ kiện cổ đông lớn và không cần toàn bộ cổ đông nhỏ phải đi kiện mà chỉ cần đại diện, nếu cổ đông nhỏ thắng kiện toàn bộ các cổ đông nhỏ khác cũng được đền bù một khoản tương tự.
Vì vậy, giá trị xử phạt của cơ chế này rất lớn nên HĐQT nếu không hoàn thành nhiệm vụ gây tổn thất cho cổ đông lớn sẽ phải chịu đền bù.
"Việc mang mô hình quản trị doanh nghiệp phương Tây vào nhưng không có chế tài xử lý phù hợp thì rất khó đủ tính "răn đe" các doanh nghiệp", GS. Hồ Quốc Tuấn cho hay.
Lộ diện cổ đông lớn nhất, mới nhất trong ngân hàng nổi tiếng
'Biến' mới ở Toyota sau bê bối gian lận an toàn: 2 ngân hàng lớn rút vốn 8,5 tỷ USD