Thế giới

Bắc Kinh, Thâm Quyến mất dần sức hút, lộ diện những thành phố là 'ngôi sao mới' của Trung Quốc

Vũ Bấc 02/12/2024 - 12:30

Tại Trung Quốc, cuộc khủng hoảng bất động sản và công nghệ phát triển đang những đô thị nhỏ bật lên như những điểm sáng thay cho những thành phố sầm uất truyền thống trong kỷ nguyên phát triển mới.

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang trải qua những biến động sâu sắc, bốn thành phố hàng đầu - Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu - đang dần mất đi sức hấp dẫn, trong khi các đô thị hạng hai, hạng ba đang trỗi dậy như những điểm đến mới đầy tiềm năng.

Bắc Kinh, Thâm Quyến mất dần sức hút, lộ diện những thành phố là 'ngôi sao mới' của Trung Quốc - ảnh 1
Người dân tại các thành phố lớn của Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề: giá nhà ở cao, ô nhiễm môi trường sống và áp lực từ thị trường việc làm.

Trung Quốc đang chứng kiến một cuộc chuyển đổi đô thị sâu sắc. Trong nhiều năm, bốn thành phố gồm Bắc Kinh (thủ đô), Thượng Hải (trung tâm tài chính), Thâm Quyến (trung tâm công nghệ) và Quảng Châu (thủ phủ xuất khẩu) từng là điểm đến hàng đầu của của giới trẻ, nhà đầu tư và người sáng tạo.

Những thành phố với dân số khổng lồ, dịch vụ công cộng hiện đại và cơ sở hạ tầng tiên tiến, được Chính phủ mệnh danh là "thành phố hạng nhất", giờ đây đang mất dần sức hấp dẫn.

Theo nhà báo Gabriel Crossley của Tờ Economist, giá nhà ở mức ngất ngưởng - thường cao gấp 30-40 lần thu nhập trung bình - đang đẩy người trẻ và nhà đầu tư rời khỏi các trung tâm kinh tế truyền thống.

Văn hóa làm việc áp lực với mô hình "996" (9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày một tuần) đã trở thành gánh nặng không thể chịu đựng nổi cho thế hệ lao động trẻ. Mức lương thấp so với chi phí sinh hoạt cao và áp lực công việc liên tục khiến cư dân ngày càng chán nản và mất động lực.

Minh chứng rõ nét nhất là lợi nhuận trong lĩnh vực nhà hàng tại Bắc Kinh đã giảm gần 90% trong nửa đầu năm 2024, phản ánh sự suy giảm mạnh mẽ của sức tiêu dùng và niềm tin kinh tế.

Các chuyên gia dự báo đến năm 2025, các thành phố nhỏ hơn sẽ trở thành tâm điểm mới của sự phát triển. Những đô thị hạng hai và hạng ba đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, chi phí sống thấp hơn, và cơ hội phát triển rộng mở hơn so với các đô thị lớn truyền thống. Đây được xem là xu hướng chuyển dịch đô thị quan trọng của Trung Quốc trong giai đoạn kinh tế đầy thách thức hiện nay.

Những đô thị này sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại, chi phí sinh hoạt thấp hơn và nhịp sống công việc linh hoạt hơn. Tăng trưởng kinh tế của họ thường vượt trội so với mức trung bình quốc gia.

Theo tiêu chuẩn quốc tế, những thành phố này vẫn là những "gã khổng lồ" với dân số trên 10 triệu người và đà phát triển nhanh chóng.

Năm 2025 được dự báo sẽ là bước ngoặt quan trọng. Người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ hơn sẽ trở thành động lực chính của nền kinh tế. Các thương hiệu lớn như Yum China (điều hành chuỗi KFC) đã lên kế hoạch mở thêm hàng nghìn cửa hàng, với hơn một nửa đặt tại các thành phố nhỏ hơn.

Đặc biệt, các thành phố như Trường Sa và Nam Kinh đang trở thành điểm đến hấp dẫn của giới trẻ. Với 12 triệu sinh viên tốt nghiệp trong năm tới, nhiều người tìm kiếm cơ hội tại các trung tâm văn hóa và sáng tạo này thay vì các đô thị lớn truyền thống.

Bắc Kinh, Thâm Quyến mất dần sức hút, lộ diện những thành phố là 'ngôi sao mới' của Trung Quốc - ảnh 2
Thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc

Chuyển đổi công nghệ cũng góp phần biến nhiều đô thị nhỏ trở thành điểm sáng trên bản đồ phát triển kinh tế Trung Quốc. Thành phố Hợp Phì - từng là vùng đất lạc hậu ở An Huy - là ví dụ điển hình về sự chuyển mình. Nhờ đầu tư của chính phủ và khu vực tư nhân, thành phố này đã phát triển các ngành như sản xuất xe điện, công nghệ sinh học và chất bán dẫn.

Trong khi đó, thành phố Thành Đô là một minh chứng khác về sự đa dạng văn hóa và hội nhập quốc tế nhanh chóng. Với không gian trà quán, âm nhạc phản văn hóa và không khí thoải mái, thành phố ngày càng thu hút những trí thức trẻ tìm kiếm không gian tự do sáng tạo và phát triển.

Mặc dù vậy, giới chuyên gia nhấn mạnh rằng đây không phải là sự thách thức trực tiếp đối với các nhà quản lý, mà là một quá trình chuyển đổi tự nhiên trong phát triển đô thị của Trung Quốc.

Theo Economist

>> Siêu cường châu Á chuyển mình: Từng lao đao vì Apple rời đi, 'thành phố iPhone' bỗng chốc hồi sinh nhờ xe điện

Lộ diện nhân tố tiềm năng 'gánh' kích thích tiêu dùng Trung Quốc

Trung Quốc chuẩn bị miễn thuế bất động sản, kích cầu thị trường trên diện rộng

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/bac-kinh-tham-quyen-mat-dan-suc-hut-lo-dien-nhung-thanh-pho-la-ngoi-sao-moi-cua-trung-quoc-131392.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bắc Kinh, Thâm Quyến mất dần sức hút, lộ diện những thành phố là 'ngôi sao mới' của Trung Quốc
    POWERED BY ONECMS & INTECH