Bất động sản năm 2021 tồn kho bao nhiêu?

30-12-2021 09:38|Mạc Mạc

Hàng tồn kho vẫn đang tăng mạnh trong khi lượng giao dịch bất động sản trong quý IV/2021 tiếp tục giảm.

Tồn kho bất động sản tăng cao

Thông tin từ Bộ Xây dựng, quý III/2021, hàng bất động sản tồn kho là hơn 15.000 căn. Nguyên nhân do giãn cách kéo dài vì dịch bệnh tại nhiều địa phương, trong đó trọng điểm là Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương… khiến khả năng hấp thụ của thị trường bất động sản giảm so với quý trước.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 của Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh, hàng tồn kho tại thời điểm cuối quý III của doanh nghiệp này ghi nhận con số khủng lên đến hơn 11.140 tỷ đồng, tăng 9%. Về khoản tồn kho thành phẩm, trong kỳ công ty cũng ghi nhận thêm 102 tỷ đồng từ dự án Gem Sky World và 109 tỷ đồng từ dự án khu dân cư Yên Thanh bên cạnh các dự án An Viên, Sunview, Luxgarden hay Khu dân cư nút giao thông Phó Đức Chính và Ngô Quyền có tồn kho giữ nguyên so với giá trị đầu năm.

Hay như Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (Cenland), trong báo cáo tài chính quý III/2021 của công ty cũng cho thấy, hàng tồn kho tăng mạnh từ 32 tỷ đồng lên 1.053 tỷ đồng, chủ yếu là hàng hóa bất động sản gồm các căn hộ, đất nền công ty mua từ chủ đầu tư để kinh doanh bán lại.

Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, do tồn kho tăng mạnh nên dòng tiền kinh doanh trong 9 tháng đầu năm của Cenland âm 1.019 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ âm 10 tỷ đồng. Về nguồn vốn, nợ phải trả của Cenland tăng 78% so với hồi đầu năm, ở mức 3.144 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay tài chính chiếm 71% tổng dư nợ.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản An Gia cũng có hàng tồn kho chiếm 7.221 tỷ đồng, tương ứng 61% tổng giá trị tài sản và tăng khoảng 26% so với đầu năm. Tương tự, Công ty cổ phần đầu tư Nam Long ghi nhận lượng hàng tồn kho ở mức rất cao với 17.654 tỷ đồng, cao gấp gần 3 lần so với hồi đầu năm 2021…

Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), trong quý III/2021, theo tổng hợp số liệu từ Sở Xây dựng các địa phương có báo cáo, lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh. Trong đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ là 11.615 giao dịch thành công (tập trung chủ yếu tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Dương, Hưng Yên), tổng lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 39% so với quý II/2021.

Đối với đất nền, có 107.167 giao dịch thành công. Trong đó, tại miền Bắc có 10.421 giao dịch, tại miền Trung có 31.380 giao dịch, tại miền Nam có 65.366 giao dịch.

Ông Khởi đánh giá, nhìn chung, các giao dịch thành công tập trung chủ yếu ở phân khúc đất nền, số lượng giao dịch bất động sản nhà ở cao cấp giảm hơn so với quý trước.

Kỳ vọng “gỡ gạc” ở quý cuối năm

Quý III/2021 có thể coi là đáy của thị trường, nhưng giao dịch phân khúc chung cư vẫn rất khả quan. Do đó, với việc có thêm nguồn cung mới, khả năng thị trường chuyển biến tích cực trong quý cuối năm là rất lớn.

Quý IV/2021 được dự báo sẽ là giai đoạn các chủ đầu tư bung hàng mạnh mẽ nhằm "gỡ gạc" lại một năm kinh doanh bết bát, nhất là khi bức tranh thị trường quý liền trước không quá tệ như nhiều người vẫn nghĩ.

ton-kho-bat-dong-san.png

Theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), trong quý III/2021, tổng lượng sản phẩm chào bán trên thị trường cả nước đạt 35.852 sản phẩm, giao dịch đạt 16.647 sản phẩm (tương đương tỷ lệ hấp thụ 40,9%), con số này khiêm tốn hơn so với tổng số 55.746 sản phẩm và 15.386 giao dịch của quý II/2021; 74.144 sản phẩm và 31.733 giao dịch của quý I/2021 hay 73.933 sản phẩm và 26.299 giao dịch của cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, chung cư vẫn là phân khúc chủ đạo khi có tới 16.022 sản phẩm và giao dịch 7.120 sản phẩm, tiếp theo là đất nền với 10.191 sản phẩm và giao dịch 5.349 sản phẩm. Phân khúc thấp tầng có thêm 9.639 sản phẩm, giao dịch 2.178 sản phẩm. Về cơ cấu sản phẩm, chung cư chiếm 44,7% nguồn cung, các phân khúc đất nền và thấp tầng lần lượt đạt 28,4% và 26,9%.

Thực tế, việc nguồn cung trên thị trường giảm mạnh trong quý III vừa qua là điều đã được dự báo từ trước trong bối cảnh gặp nhiều vướng mắc về chính sách bên cạnh giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch ở nhiều địa phương trên cả nước.

Dù có sự suy yếu, nhưng theo VNREA, triển vọng thị trường vẫn rất sáng sủa khi độ phủ vắc-xin đang ngày càng tăng, nhiều địa phương trở lại trạng thái bình thường mới, tác động tích cực lên thị trường địa ốc. Đây cũng là nhận định chung của nhiều thành viên thị trường, trong đó nhà ở vẫn là phân khúc được chú ý nhiều nhất và không ít thông tin về việc ra hàng trong quý cao điểm kinh doanh cuối năm được hé lộ.

Một số chuyên gia cho rằng, quý IV/2021 là khoảng thời gian "no dồn" của bất động sản. Thị trường tại các tỉnh lẻ sẽ chờ sóng mới. 

bat-dong-san-ton-kho.png

Novaland (NVL) có 145.000 tỷ đồng hàng tồn kho, chiếm gần nửa lượng tồn kho toàn thị trường

Novaland (NVL) nhận khoản tiền hơn 20.000 tỷ đồng từ khách

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bat-dong-san-nam-2021-ton-kho-bao-nhieu-117327.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bất động sản năm 2021 tồn kho bao nhiêu?
    POWERED BY ONECMS & INTECH