"Bết bát" KQKD quý II/2022 của những công ty chứng khoán đầu tiên công bố BCTC

20-07-2022 13:13|Trần Trung

Trong bối cảnh thị trường lao dốc, các khoản đầu tư cổ phiếu và mảng tự doanh đều nhận trái đắng, những công ty chứng khoán đầu tiên đã báo lỗ nặng quý II/2022 trong đó có cả công ty đầu ngành.

CTCP Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (Mã IVS - HNX) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II và bán niên 2022.

Trong quý II, IVS đạt doanh thu 18,4 tỷ đồng - giảm nhẹ so với cùng kỳ 2021 và giảm 24% so với quý I/2022; lợi nhuận sau thuế đạt 6,5 tỷ đồng - tăng so với quý II/2021 song đã giảm 26% so với quý trước đó.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Guotai Junan đạt tổng doanh thu 42,7 tỷ đồng - tăng 28% cùng kỳ 2021; lợi nhuận sau thuế thu về đạt 15,4 tỷ đồng - giảm 22% so với bán niên 2021.

Tương tự, Chứng khoán Everest (Mã EVS - HNX) cũng báo lợi nhuận sau thuế quý II/2022 đạt 112 tỷ đồng - gấp 3,7 lần so với số lãi 30 tỷ đồng trong quý trước đó. Dù doanh thu từ hoạt động cho vay margin giảm mạnh song trong quý II, công ty này vẫn "sống tốt" nhờ các khoản lãi béo từ cổ phiếu NVB, GMA.

Chi tiết xem thêm tại đây...

Tuy nhiên, dù lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 của Chứng khoán Everest (EVS) vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực song biên lãi ròng bán niên 2022 giảm về mức 21% trong khi cùng kỳ năm 2021 là 47%.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán có nhiều bất lợi, báo báo kết quả kinh doanh quý II/2022 của Chứng khoán SSI cũng đồng loạt ghi nhận mức sụt giảm mạnh ở nhiều thông số tài chính.

Chi tiết xem thêm tại đây...

Không may mắn như IVS hay EVS, 2 công ty chứng khoán khác vừa bất ngờ báo lỗ quý II/2022 là Chứng khoán Rồng Việt (VDS) và Chứng khoán Liên Việt (LVS). Phần lớn các kết quả này đều đến từ mảng tự doanh công ty chứng khoán.

Trong quý II, doanh thu hoạt động của Chứng khoán Liên Việt (LVS) đạt hơn 3,6 tỷ đồng. Tuy nhiên khoản lỗ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) lên tới gần 21 tỷ đồng. Như vậy, mảng tự doanh của công ty lỗ ròng gần 20 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm, LVS đã báo lỗ ròng với mảng tự doanh.

tpl.jpg

Tại thời điểm 30/6/2022, quy mô tự doanh của LVS xấp xỉ ngưỡng 230 tỷ đồng trong đó cổ phiếu TCB và SSI chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục và đều đang lỗ so với giá gốc mua vào lần lượt là 6 tỷ đồng và 16 tỷ đồng.

Ngoài ra, Chứng khoán Liên Việt (LVS) còn nắm giữ nhiều cổ phiếu trong danh mục như MSB, VIC, DIG. Cũng trong quý II/2022, LVS đã thực hiện bán 116 nghìn cổ phiếu VIC và lỗ hơn 3 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong danh mục tài chính sẵn sàng để bán, LVS ghi nhận lãi lớn tại 2 cổ phiếu là DIG và POT trong đó công ty đã chi gần 30 tỷ đồng mua cổ phiếu POT, hiện giá trị thị trường đạt 66 tỷ đồng. Công ty còn đầu tư cổ phiếu VPB, STB và MSN và hiện đều đang lỗ nhẹ.

Với Chứng khoán Rồng Việt (VDS), mảng tự doanh quý II và bán niên 2022 trở thành gánh nặng đối với công ty khi đều cho các kết quả đầu tư âm nặng.

Để khỏa lấp cho việc dòng tiền kinh doanh sụt giảm mạnh, Chứng khoán Rồng Việt (VDS) đã liên tục thực hiện các đợt phát hành trái phiếu ngắn hạn trong nước qua đó huy động thêm cả nghìn tỷ đồng.

Chi tiết xem thêm tại đây.

Trong khi đó, doanh thu môi giới, cho vay margin chỉ chiếm chiếm 1% cơ cấu tổng doanh thu; hao hụt dòng tiền kinh doanh vì chi phí tăng; "Thua đau" với danh mục đầu tư cổ phiếu hay nghi vấn về việc huy động vốn vay khủng để trả nợ là những gì rất nhiều nhà đầu tư tỏ ra quan ngại sau khi Chứng khoán Tiên Phong - (Mã ORS - HOSE) công bố báo cáo tài chính quý II/2022.

Chi tiết xem thêm tại đây.

Phát sinh 22 lỗi giao dịch, Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) bị khiển trách

Cổ phiếu IVS (Chứng khoán Guotai Junan) ra khỏi diện cảnh báo trên HNX

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bet-bat-kqkd-quy-ii2022-cua-nhung-cong-ty-chung-khoan-dau-tien-cong-bo-bctc-141063.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
"Bết bát" KQKD quý II/2022 của những công ty chứng khoán đầu tiên công bố BCTC
POWERED BY ONECMS & INTECH