Sống

Bí ẩn đường hầm khiến CNN kinh ngạc: Bỏ hoang hơn 100 năm bỗng hút khách nhờ xuất hiện một vệt sáng kỳ lạ

Quỳnh Châu 11/09/2023 13:45

Công trình này vốn là một hầm đường sắt bị bỏ hoang nhưng sau khi được trùng tu đã bất ngờ phát ra ánh sáng màu xanh kỳ lạ vào ban đêm.

Tháng 7 vừa qua, kênh CNN của Mỹ đã đăng tải danh sách “Những đường hầm kỳ thú nhất thế giới", trong đó có sự xuất hiện của đường hầm Helensburgh (Australia). Theo CNN, đường hầm cong gần 180 độ này đặc biệt khi là nơi sinh sống và phát triển của hàng trăm nghìn con đom đóm. Vào ban đêm, đặc biệt là mùa hè, con đường hầm này sẽ phát ra một thứ ánh sáng màu xanh mê hoặc lòng người.

Đường hầm Helensburgh vốn ban đầu là đường hầm Metropolitan. Công trình này dài 624 mét được thiết kế với mục đích vận chuyển than từ mỏ Metropolitan Colliery ra vùng ngoại ô thị trấn Helensburgh, New South Wales, Australia.

Đường hầm được khánh thành vào ngày 1/1/1889. Sau nhiều năm vận hành, khói và tro than tích tụ trong đường hầm quá nhiều khiến cho các nhân viên thông hành qua đây gặp nguy hiểm. Vì vậy, đường hầm này đã bị đóng cửa vào năm 1915. Một đầu của nó đã bị bịt kín và đường hầm được sử dụng như một bể trữ nước. Trải qua nhiều năm bị bỏ hoang, nơi này dường như bị nuốt chửng bởi cây cối rậm rạp và đống đổ nát, khiến mọi người quên mất nó đã từng tồn tại.

duong-ham-dom-dom.jpg
Ảnh: Arttimes.

Mãi cho tới năm 1995, Công ty Metropolitan Colliery đã rút nước, dọn dẹp trong và ngoài đường hầm rồi biến nó thành một điểm tham quan lịch sử. Sau khi trùng tu, điều bất ngờ đã xảy ra. Hàng trăm nghìn con đom đóm đã di chuyển vào trong đường hầm và chọn nơi này làm nơi trú ngụ của chúng. Chúng phủ kín phần đỉnh đường hầm, đom đóm dùng cơ thể mình phát sáng, đồng thời giăng tơ khắp trong hang động để "săn mồi". Theo lý giải của các nhà côn trùng học thì khí hậu ẩm ướt và tán che rậm rạp nơi đây là môi trường sống lý tưởng của những con đom đóm.

qp0bbh8f.png
Ảnh: Arttimes.

Thứ ánh sáng của đom đóm không chỉ đưa các côn trùng khác "vào bẫy" mà còn tạo nên một khung cảnh huyền ảo cho đường hầm Helensburgh. Ánh sáng lấp lánh của đom đóm tựa như những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời.

Màn trình diễn ánh sáng đẹp mắt này đã thu hút những người dân địa phương. Sau khi những bức ảnh và video về đường hầm đom đóm Helensburgh này xuất hiện trên mạng xã hội, người dân khắp Australia bắt đầu kéo đến đây. Dần dần, đường hầm đom đóm Helensburgh trở thành một điểm thu hút khách du lịch quốc tế.

qpow834e.png
Ảnh: Atlas Obscura.

Trong khi thị trấn Helensburgh gây được sự chú ý, người ta vô tình quấy rầy nơi sinh sống của những con đom đóm. Mọi người thường quan tâm tới chất lượng ảnh và video của mình hơn là sự nhạy cảm của đom đóm trong đường hầm. Họ phớt lờ những cảnh báo như không được chiếu đèn lên nóc đường hầm hoặc đốt pháo sáng. Rất nhanh sau đó số lượng đom đóm trong đường hầm bắt đầu giảm đi.

qvlrl4y9.png
Ảnh: Atlas Obscura.

Để tránh việc thắng cảnh tự nhiên này bị phá hủy hoàn toàn, vào tháng 1/2019, chính quyền Helensburgh đã tạm thời cấm người dân vào đường hầm, với hy vọng số lượng đom đóm trong đường hầm có thể khôi phục lại số lượng và sinh sản nhiều hơn.

Đường hầm hiện đã mở cửa trở lại cho du khách. Dù vậy, tổ chức cộng đồng "Helensburgh Landcare" đã đưa ra những quy tắc tham quan và yêu cầu các du khách nghiêm túc thực hiện để bảo vệ cho hàng trăm nghìn con đom đóm của đường hầm.

Tỉnh ở Việt Nam sở hữu ngôi chùa đồng trên đỉnh núi lớn nhất châu Á, địa thế siêu cheo leo, có lối đi chỉ vừa 1 bàn chân người

Dự án xây dựng đường hầm qua sân bay lớn thứ tư Việt Nam có chuyển động mới

Trung Quốc hỗ trợ nước cạnh Việt Nam làm đường sắt cao tốc hơn 1.000km gồm 167 cầu, 75 đường hầm, chỉ 5 năm là hoàn thành

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bi-an-duong-ham-khien-cnn-kinh-ngac-bo-hoang-hon-100-nam-bong-hut-khach-nho-xuat-hien-mot-vet-sang-ky-la-200113.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bí ẩn đường hầm khiến CNN kinh ngạc: Bỏ hoang hơn 100 năm bỗng hút khách nhờ xuất hiện một vệt sáng kỳ lạ
    POWERED BY ONECMS & INTECH