Cả thập kỷ có lãi ‘không than’, loạt doanh nghiệp xi măng vội ‘cầu cứu’ Thủ tướng sau 1 năm làm ăn sa sút

10-04-2024 14:37|Hải Băng

Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng nhiều doanh nghiệp có thể phá sản hoặc bán một phần nhà máy cho nước ngoài.

Kết thúc năm 2023, nhiều doanh nghiệp xi măng báo lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí ghi nhận lỗ, mặc dù suốt giai đoạn trước đó liên tục lãi. Có thể kể đến một số doanh nghiệp đầu ngành như CTCP Xi măng Hà Tiên (HoSE: HT1) lãi 18 tỷ đồng, giảm 93%; CTCP Xi măng VICEM Bút Sơn (HoSE: BTS) lỗ 96,3 tỷ đồng, năm 2022 lãi 53,9 tỷ đồng; CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HoSE: BCC) lỗ 233,5 tỷ đồng, năm 2022 lãi 63,1 tỷ đồng,...

Cả thập kỷ có lãi ‘không than’, loạt doanh nghiệp xi măng vội ‘cầu cứu’ Thủ tướng sau 1 năm làm ăn sa sút
Lợi nhuận 1 số doanh nghiệp xi măng đầu ngành

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết ngành xi măng đang gặp khó khăn rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ.

Cụ thể, tính đến năm 2024 cả nước có 61 nhà máy sản xuất xi măng, tổng công suất khoảng 117 triệu tấn xi măng/năm nhưng tiêu thụ xi măng năm 2023 chỉ đạt khoảng 87,8 triệu tấn (giảm 16% so với năm 2022). Trong đó, sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa đạt 56,6 triệu tấn, xuất khẩu 31,2 triệu tấn (giảm 1% so với năm 2022).

Theo VNCA có 3 nguyên nhân dẫn đến sản lượng tiêu thụ sụt giảm gồm: (1) Nhu cầu trong nước giảm do nhiều công trình lớn chưa áp dụng giải pháp xi măng để gia cố và hạn chế áp dụng cầu cạn cao tốc bằng bê tông cốt thép trong xây dựng cao tốc. (2) Thị trường bất động sản trầm lắng. (3) Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5 lên 10%.

'Cầu cứu' Thủ tướng

Cả thập kỷ có lãi ‘không than’, loạt doanh nghiệp xi măng vội ‘cầu cứu’ Thủ tướng sau 1 năm làm ăn sa sút
Ảnh minh họa

Trong báo cáo gửi Thủ tướng mới đây, VNCA cho rằng nhiều doanh nghiệp có thể phá sản hoặc bán một phần nhà máy cho nước ngoài nếu tình trạng này còn tiếp diễn.

Từ đó, VNCA kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành có giải pháp tăng tiêu thụ nội địa xi măng thông qua các giải pháp gồm: (1) Sử dụng giải pháp cầu cạn trong đầu tư cao tốc đặc biệt ở những vùng đất yếu, vùng cần thoát lũ như miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long. (2) Gia cố nền đường bằng xi măng - đất để thay thế cho giải pháp truyền thống đắp nền đường bằng cát san lấp. (3) Bãi bỏ hoặc giảm thuế clinker về 0 - 5%. (4) Chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng đồng thời không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dự án xi măng tại Việt Nam.

>> Bộ Công Thương phản hồi vụ Hòa Phát và Formosa khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép Trung Quốc

Thị trường ngày 10/4: VN-Index giảm hơn 4 điểm, nhà đầu tư đang chờ tin tức quan trọng nào?

Công an thông tin vụ CEO Quốc Cường Gia Lai (QCG) Nguyễn Thị Như Loan tố bị chiếm đoạt hơn 130 tỷ đồng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ca-thap-ky-co-lai-khong-than-loat-doanh-nghiep-xi-mang-voi-cau-cuu-thu-tuong-sau-1-nam-lam-an-sa-sut-230181.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cả thập kỷ có lãi ‘không than’, loạt doanh nghiệp xi măng vội ‘cầu cứu’ Thủ tướng sau 1 năm làm ăn sa sút
    POWERED BY ONECMS & INTECH