Bất động sản

Các tỉnh/thành của Việt Nam buộc phải hoàn thành điều này trước khi sáp nhập

An Nhiên 28/05/2025 15:30

Theo yêu cầu của Bộ Xây dựng, các địa phương cần phải hoàn tất điều này trước khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị các tỉnh/thành phố trên cả nước chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp rà soát và thực hiện quyết toán chi phí giải phóng mặt bằng dự án do Bộ này quản lý trước khi sáp nhập, theo thanhnienviet.vn.

Theo đó, hiện nay các địa phương đang triển khai công tác sắp xếp, phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên tinh thần của Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

>> Chỉ vài ngày nữa, sẽ khởi công khu tái định cư dự án cầu gần 7.000 tỷ, cách cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam thiết kế 3,8km

Các tỉnh/thành của Việt Nam buộc phải hoàn thành điều này trước khi sáp nhập- Ảnh 1.
Bộ Xây dựng chỉ đạo các tỉnh/thành phố trên cả nước cần thực hiện quyết toán chi phí giải phóng mặt bằng dự án do Bộ này quản lý trước khi sáp nhập đơn vị hành chính. Ảnh minh họa

Trước thời điểm hoàn tất công tác sáp nhập đơn vị hành chính, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương cần tập trung hoàn tất quyết toán chi phí giải phóng mặt bằng, đặc biệt đối với những dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa được quyết toán.

Nhằm đảm bảo việc quyết toán vốn đầu tư cũng như quyết toán chi phí giải phóng mặt bằng được kịp thời, đúng với tiến độ, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động rà soát tổng thể tình hình thực hiện dự án, quyết toán vốn đầu tư cũng như quyết toán chi phí giải phóng mặt bằng của các tiểu dự án trên địa bàn.

Các tỉnh/thành của Việt Nam buộc phải hoàn thành điều này trước khi sáp nhập- Ảnh 2.
Trung ương Đảng biểu quyết thông qua phương án sáp nhập từ 63 tỉnh, thành còn 34 tỉnh, thành phố. Ảnh: Báo Thanh Niên

Đặc biệt đối với những dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng đến nay chưa hoàn tất công tác quyết toán nhằm kịp thời báo cáo với các cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán trước khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính.

Các địa phương cũng cần chỉ đạo những đơn vị liên quan, phối hợp cùng chủ đầu tư để rà soát và đối chiếu với số liệu đã thực hiện; đưa ra các biện pháp thống nhất, phân giao cho đơn vị sau khi sáp nhập có trách nhiệm tiếp quản, kế thừa, tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng, quyết toán các chi phí giải phóng mặt bằng theo thẩm quyền đảm bảo công tác sáp nhập, chuyển giao không làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Các tỉnh/thành của Việt Nam buộc phải hoàn thành điều này trước khi sáp nhập- Ảnh 3.
Việt Nam sẽ chỉ còn 34 tỉnh/thành sau khi sáp nhập. Ảnh: Internet

Trước đó báo Tuổi Trẻ đưa tin cho biết Bộ Chính trị đã có yêu cầu cụ thể liên quan đến công tác sáp nhập tỉnh.

Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu cần đưa vào hoạt động cấp xã mới từ ngày 1/7/2025, phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/7 và sắp xếp cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 15/8.

Đáng nói, Bộ Chính trị nghiêm cấm việc tác động, can thiệp trong quá trình sắp xếp nhân sự; xử lý nghiêm vi phạm nếu có.

Nghị quyết số 60 được Trung ương Đảng thông qua ngày 12/4 tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII), Trung ương Đảng đã đồng ý với phương án sáp nhập còn 34 tỉnh/thành phố.

Theo đó, tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại tờ trình và đề án của Đảng ủy Chính phủ.

Muộn nhất trước tháng 8, dự án cầu đường 3.700 tỷ nối 3 quận của TP. HCM sẽ khởi công

Vì đâu 4 nhà thầu bị trượt gói thầu xây dựng cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành?

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/cac-tinh-thanh-cua-viet-nam-buoc-phai-hoan-thanh-dieu-nay-truoc-khi-sap-nhap-20225052814191533.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Các tỉnh/thành của Việt Nam buộc phải hoàn thành điều này trước khi sáp nhập
    POWERED BY ONECMS & INTECH