Cái kết cho gia chủ tham lam: Ép chủ đầu tư tính bồi thường vô lý cho dự án quốc gia hơn 4.000km
Mặc dù nhận về số tiền đền bù ưu ái, thế nhưng chủ nhân căn nhà lại không hài lòng về con số này.
Dự án dẫn nước Nam - Bắc khởi công vào năm 2002 là công trình quan trọng của Trung Quốc nhằm chuyển nước từ phía Nam đến các khu vực khan hiếm nước ở phía Bắc. Dự án dài 4.350km gồm ba tuyến Đông, Tây và Trung, trong đó tỉnh Hà Nam nằm trong khu vực nhận nước từ tuyến Trung. Một đoạn thuộc đường vành đai thứ ba của thành phố Trịnh Châu đã được chọn làm khu vực dự án đi qua.
Để đảm bảo chất lượng nước, chuyên gia yêu cầu không có công trình công nghiệp hoặc khu dân cư trong bán kính 50m từ hai bên bờ kênh. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn lớn khi chủ nhân căn nhà rộng 1.000m2 không chịu di dời.
> > Siêu sân bay lớn nhất Việt Nam gặp khó
Theo 163.com, căn nhà của gia đình ông Trịnh (70 tuổi) nằm trong diện phải giải tỏa nhưng không hài lòng với mức bồi thường mà chủ đầu tư đưa ra.
Thời điểm đó, chính quyền thành phố Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc đưa ra chính sách đền bù là 1.000 NDT/m2 ( khoảng 3,5 triệu đồng/m2) và được cấp thêm một căn nhà. Nhưng chủ căn nhà là ông Trịnh quyết không chịu dời đi. Bên cạnh căn nhà của ông Trịnh rộng 200m2 còn có mảnh đất của 2 con trai.
Khi biết tin được đền bù lớn, 2 con trai của ông mua vật liệu, thuê đội xây dựng xây 2 căn nhà 3 tầng. Tổng diện tích 2 căn nhà xây thêm là hơn 800m2. Đáng chú ý, trong quá trình xác minh, ngôi nhà bị cho là công trình xây dựng trái phép do không có giấy phép, nên có khả năng không được hưởng bồi thường mà còn có nguy cơ bị cưỡng chế phá dỡ.
Gia đình ông Trịnh bất mãn với kết quả trên, kiên quyết bám trụ và đòi bồi thường theo diện tích xây dựng 1.000m2 bao gồm cả căn nhà của 2 con mới xây, thêm chi phí vật liệu, tiền nhân công...
Trước yêu cầu vô lý này, chủ đầu tư quyết định từ bỏ đàm phán và cùng các chuyên gia thay đổi hướng tuyến kênh dẫn nước, chuyển vị trí cách ngôi nhà vài trăm mét.
Sau khi dự án hoàn thành, nền đất xung quanh được nâng lên phục vụ kênh dẫn nước, khiến căn nhà của ông Trịnh trở thành một chỗ trũng. Mỗi khi mưa lớn, nước và bùn đất tràn vào nhà gây ngập lụt nghiêm trọng. Gia đình còn bị cắt điện, nước, khiến sinh hoạt trở nên vô cùng bất tiện. Trước áp lực dư luận và điều kiện sống khắc nghiệt, gia đình ông Trịnh buộc phải rời đi mà không nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào. Thậm chí, việc bán căn nhà cũng không khả thi do tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và vị trí bất lợi.
Câu chuyện của gia đình ông Trịnh là bài học rõ nét về việc thiếu hợp tác trong các dự án quốc gia. Thay vì nhận bồi thường và tái định cư với điều kiện tốt hơn, gia đình ông đã mất đi cơ hội cải thiện cuộc sống và phải rời bỏ ngôi nhà trong cảnh tay trắng.
Ảnh: 163.com
> > Tập đoàn Trung Quốc ngỏ ý đầu tư xây dựng hầm vượt biển lớn nhất Việt Nam
Vũng Tàu cưỡng chế tháo dỡ công trình lấn biển trái phép hơn 1.000m2
Chỉ còn 10 ngày nữa sẽ hết hạn phá dỡ biệt phủ xây trái phép của đại gia khoáng sản ở Bình Thuận