Được ví như “dải lụa vàng” nằm e ấp dưới chân đèo nhưng những dự án bị bỏ hoang đã gây lãng phí và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Vịnh Lăng Cô nằm trên tuyến đường bộ và đường sắt Bắc - Nam, cách Huế 70km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40km về phía Nam. Năm 2009, vịnh Lăng Cô được bình chọn là thành viên thứ 30 trong danh sách "vịnh đẹp nhất thế giới" của Worldbays.
Con số 21 dự án đầu tư vào du lịch với trên 67.000 tỷ đồng ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trong 10 năm cho thấy, du lịch Lăng Cô đã phát triển và trở thành điểm đến được yêu thích của du khách. Dải đất đẹp như chốn bồng lai này từng được kỳ vọng là nơi thu hút nhiều dự án du lịch “triệu đô” nhằm tạo ra cú hích về phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt địa phương. Tuy nhiên, đến nay, hầu như các dự án trong khu kinh tế này đều im ắng như tờ. Các khu "đất vàng" đầy những công trình lớn hiện tại trong cảnh nhếch nhác, hoang tàn đầy tiếc nuối.
Được ví như “dải lụa vàng” nằm e ấm dưới chân đèo Hải Vân, khu du lịch Six Miles Coast Resort cách đây 10 năm được ca ngợi “chiếm hữu” vị thế hội tụ đủ yếu tố núi, biển, hồ, đầm và mây, với quy mô 110ha và số vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD. Dự án được phát triển theo 6 giai đoạn và đa dạng loại hình. Trong giai đoạn 1, phát triển gồm 242 biệt thự nghỉ dưỡng sang trọng, hướng nhìn ra biển.
Dự án Six Miles Coast Resort vắng lặng như tờ. Ảnh: Guland
Dự án giai đoạn 1 đã được tỉnh Thừa Thiên Huế cấp chứng nhận ký đầu tư lần đầu năm 2015, điều chỉnh lần 2 năm 2018. Sau thời gian ngắn triển khai một số tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng trong tình trạng dang dở, các công trình xây dựng thuộc giai đoạn 1 của dự án Six Miles Coast Resort đột nhiên dừng lại.
Hiện tại, dự án này xuống cấp, hoang tàn, bỏ phế khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, tiếc nuối. Phần lớn các công trình nơi đây không thể đưa vào khai thác do chưa hoàn thiện hạ tầng, hiện trong tình trạng bỏ hoang, trở thành những khu “nhà ma” đầy ma mị bên vịnh đẹp thế giới Lăng Cô.
>> Hiện trạng ba dự án 150.000 tỷ đồng tại huyện phía Bắc Thủ đô sẽ lên quận năm 2025
Dự án Movenpick Resort Lăng Cô là công trình 52 căn villa sang trọng, đẳng cấp và một khách sạn 100 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế. Dự án đã qua 4 lần điều chỉnh chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 838,5 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất khoảng 6,9ha.
Những căn biệt thự đã xây thô của dự án du lịch quốc tế Movenpick Resort Lăng Cô. Ảnh: VTCNews
Thời điểm dự án này vào "dải lụa" Lăng Cô, đã được quảng cáo mỗi căn là 1 câu chuyện thiết kế có 12 phong một vài thiết kế khác biệt, lấy cảm hứng từ một vài linh vật, chi tiết như cây xương rồng, quả lựu đỏ, cây oliu, kỳ lân trắng, khổng tước xanh, hồng hạc – một vài biểu tượng thường xuất hiện trong tác phẩm văn học dân gian Địa Trung Hải – mảnh đất hội tụ một vài nền văn hóa rực rỡ nhất trên địa cầu.
Hiện tại chưa có dấu hiệu dự án này hoạt động trở lại. Ảnh: Báo Tuổi trẻ
Mặc dù dự án cơ bản hoàn thành xây dựng phần thô, một số căn biệt thự ven biển đã hoàn thiện, khối lượng công trình đạt hơn 80%. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, dự án ngừng triển khai và rơi vào cảnh hoang phế.
Theo lý giải từ Ban Quản lý khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, chủ đầu tư các dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp kể trên đều gặp khó khăn về nguồn vốn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các vấn đề liên quan kinh tế thế giới, nên việc triển khai không đảm bảo tiến độ cam kết.
Những căn nhà cỏ mọc đầy, rác tập kết ô nhiễm môi trường. Ảnh: Tiền Phong
Hay dự án Khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải tổng mức đầu tư 838,5 tỷ đồng – quy mô 6,9ha, doTập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland làm chủ đầu tư, Thanh tra Chính phủ cho biết nhà đầu tư dự án chưa thực hiện nộp đầy đủ số tiền ký quỹ theo cam kết đầu tư.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo BQL khu kinh tế, công nghiệp tỉnh đôn đốc Tập đoàn Vincoland tập trung nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án. Và hiện nay, dự án này cũng vẫn lạnh lẽo hoang sơ, rêu cỏ leo khắp các ngôi nhà như nhà hoang ma quái không ai dám bước vào.
Ngôi làng cổ 300 năm tuổi bất ngờ 'nổi trở lại' giữa lòng siêu đập sau hàng chục năm bị nhấn chìm
Làng cổ hơn 500 năm tuổi giữa lòng cố đô chuẩn bị trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt