Cây cầu 400 tuổi 'kỳ quặc' nhất thế giới, mang bí ẩn đến nay vẫn chưa có lời giải
Có tuổi đời hơn 400 năm, cây cầu đá này trở nên nổi tiếng vì sự... "kỳ quặc” của mình.
Cây cầu “kỳ quặc” nhất thế giới
Cây cầu được biết đến là "kỳ quặc" nhất thế giới là cầu Shaharal. Cây cầu là biểu tượng của sự kiên cường của người Yemen. Cầu này được xây dựng giữa hai vách đá của hai ngọn núi. Mặc dù với công nghệ xây dựng cầu hiện đại, việc xây dựng kiểu cầu như vậy không phải vấn đề lớn, nhưng cây cầu này đã tồn tại hơn 400 năm và vẫn nằm vững trãi giữa vách đá. Điều này đặt ra câu hỏi: Cầu được xây dựng như thế nào? Sự kỳ lạ của nó đã thu hút nhiều nhà khoa học đến để nghiên cứu, nhưng cho đến nay bí ẩn của nó vẫn chưa được giải đáp.
Cây cầu Shaharah nằm khoảng 2 km về phía tây nam của Shaharah, một thành phố thuộc vùng hành chính Amran, cách khoảng 100km về phía tây bắc của thủ đô Sanaa. Nằm giữa hai ngọn núi al-Amir và núi Faish, cây cầu bắc qua một hẻm núi sâu khoảng 90 mét và ở độ cao khoảng 2.600 mét so với mực nước biển.
Có chiều dài khoảng 20 mét, chiều rộng 3 mét và độ cao 200 mét so với thung lũng phía dưới, cây cầu Shaharah là một công trình vòm dành cho người đi bộ, được xây dựng từ đá vôi. Cầu có đường mòn dẫn từ hai phía đầu cầu, nối từ vùng núi gần đó và được trang trí bằng những bậc thang.
Nối liền 2 ngôi làng ở ngọn núi cao
Trong suốt hàng thiên niên kỷ con người sống ở những ngọn núi đó, họ đã phải đối mặt với khó khăn trong việc tìm, trao đổi hàng hóa, thực phẩm. Mặc dù 2 ngọn núi Jabal al Emir và Jabal al Faish cách nhau rất xa, nhưng để dân làng trao đổi hàng hóa hoặc gặp gỡ mọi người, họ sẽ phải leo xuống tận đáy hẻm núi rồi quay trở lại phía bên kia. Một số đoạn của đường đi đặc biệt nguy hiểm. Và ngay cả khi một người leo núi đủ dũng cảm và nhanh nhẹn để thực hiện chuyến đi thì việc mang về nhiều hàng hóa là điều gần như không thể.
Mặc dù mục đích ban đầu khi xây dựng cây cầu là để đề phòng trường hợp đội quân Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa xâm chiếm, tuy nhiên, thị trấn này (cũng như toàn bộ trị trấn xung quanh) vẫn được hưởng lợi từ cây cầu bởi sự hòa bình kéo dài hơn 300 năm của Shaharah. Cây cầu đã giúp người dân 2 ngôi làng cách nhau với vực sâu giao thương bằng con đường an toàn và thuận tiện hơn.
Trước khi Yemen chìm vào cuộc nội chiến, cầu Shaharah là một trong những điểm thu hút du lịch nổi tiếng, đặc biệt là với những người yêu phiêu lưu và muốn thực hiện chuyến đi bộ để thưởng thức cảnh đẹp của nó. Theo thời gian, cây cầu này được gọi với biệt danh là “Cầu Than Thở” do vẻ ngoạn mục của nó khiến bất cứ ai khi đi qua cây cầu đá thô sơ cũng phải trầm trồ vì cảnh đẹp ấn tượng.