Doanh nghiệp

Chỉ trong 48 tiếng, Viettel đã hoàn thành nhiệm vụ 'không được phép sai' do Chính phủ giao

Quang Dương 03/07/2025 08:25

Đội ngũ kỹ sư của Viettel AI đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt từ Chính phủ.

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp bắt đầu vận hành từ ngày 1/7/2025 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tổ chức bộ máy hành chính. Tuy nhiên, thách thức không chỉ nằm ở việc thiết lập cấu trúc hệ thống.

Một trong những vấn đề lớn đặt ra lúc này là làm thế nào để người dân có thể nhanh chóng và chính xác trả lời câu hỏi tưởng chừng đơn giản: “Hiện nay, đơn vị hành chính nơi tôi đang sinh sống là gì?”.

Đây không phải là một câu hỏi tu từ. Trong thực tế, công việc hành chính vốn đòi hỏi tốc độ và sự chuẩn xác cao, việc phải tra cứu hàng trăm trang văn bản pháp lý để xác định đúng thẩm quyền xử lý là một khó khăn rõ rệt.

Theo đó, đội ngũ kỹ sư của Trung tâm Dịch vụ dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo Viettel (Viettel AI) đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt từ Chính phủ: Xây dựng một công cụ trợ lý ảo giúp người dân nắm rõ mọi thông tin về đơn vị hành chính mới.

Chỉ trong 48 tiếng, Viettel đã hoàn thành nhiệm vụ 'không được phép sai' do Chính phủ giao
Công cụ trợ lý ảo giúp người dân nắm rõ mọi thông tin về đơn vị hành chính mới do Viettel phát triển. Nguồn: Viettel

>> Lãnh đạo quốc gia 70 triệu dân đưa ra đánh giá bất ngờ về Viettel

Chia sẻ về quá trình triển khai, anh Nguyễn Công Thắng – chuyên viên chính Quản lý sản phẩm tại Viettel AI – xúc động nhớ lại: “Đó là 48 tiếng làm việc liên tục xuyên cuối tuần, anh em gần như không rời bàn phím, không ngơi nghỉ. Mọi người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không ai than vãn, bởi ai cũng hiểu rõ: Sản phẩm này không thể trễ dù chỉ một ngày".

Áp lực lớn nhất không chỉ đến từ thời gian gấp rút, mà còn nằm ở việc xây dựng hệ thống hỏi – đáp dựa trên thực tiễn vận hành của hàng nghìn xã, phường, thị trấn trên cả nước. Với trung bình mỗi tỉnh có khoảng 1.000 xã, tương ứng 63 tỉnh/thành, nhóm kỹ sư phải xử lý và đối chiếu hàng chục nghìn tình huống khác nhau để đảm bảo độ chính xác cho từng câu hỏi người dân có thể đưa ra.

“Chúng tôi phải vừa sáng tạo, vừa sát thực tế, không chỉ viết thuật toán mà còn đặt mình vào vị trí một cán bộ xã, một người dân để hiểu họ sẽ hỏi gì, cần gì. ‘Không được phép sai’ - vì một thông tin không chính xác có thể khiến công việc của cả một bộ máy bị đình trệ”, anh Thắng nói.

Đúng hẹn vào sáng ngày 1/7, hệ thống trợ lý ảo tra cứu đơn vị hành chính mới chính thức được kích hoạt. Chỉ sau 48 giờ phát triển, hệ thống đã đạt tỷ lệ trả lời chính xác trên 90% cho hơn 35 Nghị quyết – một kết quả ấn tượng.

Thông qua giao diện trò chuyện trực quan trên website chính thức, người dùng có thể nhập câu hỏi như: “Xã X có còn thuộc huyện Y không?” và nhận được câu trả lời chính xác, kèm theo nguồn dẫn chiếu từ các văn bản pháp lý chính thức như Nghị quyết, Nghị định.

Toàn bộ hệ thống được phát triển trên nền tảng mô hình ngôn ngữ tiếng Việt do Viettel AI xây dựng, với khả năng hiểu sâu sắc các kiểu câu hỏi tự nhiên của người Việt – kết quả từ quá trình tích lũy qua các sản phẩm trước như Trợ lý ảo pháp luật, Trợ lý công chức. Nhờ đó, hệ thống không chỉ chính xác mà còn dễ hiểu, gần gũi và phù hợp với thực tiễn.

>> Viettel huy động 5.000 nhân viên thần tốc triển khai 'dự án lịch sử'

Lãnh đạo quốc gia 70 triệu dân đưa ra đánh giá bất ngờ về Viettel

Viettel khởi công tòa nhà 3.000 tỷ đồng tại thành phố lớn nhất Việt Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chi-trong-48-tieng-viettel-da-hoan-thanh-nhiem-vu-khong-duoc-phep-sai-do-chinh-phu-giao-295109.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Chỉ trong 48 tiếng, Viettel đã hoàn thành nhiệm vụ 'không được phép sai' do Chính phủ giao
    POWERED BY ONECMS & INTECH