Chính phủ báo cáo tác động 'phía sau' sự cố của SCB đến thị trường tiền tệ

11-05-2024 07:55|Mạc Thùy

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Mới đây, Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, báo cáo nêu rõ, việc rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là yếu tố làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

Theo báo cáo, tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,12% - mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Sang năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn mục tiêu đề ra, nhưng là mức khá cao so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực.

Về lãi suất, Chính phủ cho rằng, áp lực mất giá của đồng Việt Nam rất lớn trong năm 2022 khi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng mạnh lãi suất và đồng USD tăng giá rất mạnh; vào thời điểm tháng 9 - 10/2022, đồng Việt Nam đã chịu áp lực mất giá lên đến 9-10%.

Việc rút tiền hàng loạt tại SCB là các yếu tố tổng hợp làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

Trong bối cảnh đầy thách thức với sức ép lớn đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành với mức tăng 0,8-2%/năm trong tháng 9 và 10/2022 nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi kinh tế, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng .

“Việc tăng lãi suất là phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước cũng như bối cảnh quốc tế khi nền kinh tế của Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế”, Chính phủ khẳng định.

Năm 2023, trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo cao, từ tháng 3/2023, NHNN đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2,0%/năm.

Về các chính sách tài khóa, đã miễn thuế giá trị gia tăng đầu ra, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, thuế suất thuế giá trị gia tăng và một số khoản thuế, phí, lệ phí khác trong phạm vi của chương trình trong năm 2022 là 61.000 tỷ đồng, góp phần tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng trong nước.

Chính phủ cũng khẳng định, việc ban hành và triển khai Nghị quyết số 43 là quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội trong bối cảnh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bí ẩn Amaland và khoản tiền 147 triệu USD của Trương Mỹ Lan

Vụ Vạn Thịnh Phát: Công ty Hoàn Hảo tự nguyện nộp 1.453 tỷ đồng để lấy lại dự án 1,5ha ở 'đất vàng' TP. HCM

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chinh-phu-neu-ro-tac-dong-phia-sau-viec-nguoi-dan-rut-tien-o-at-tai-scb-234404.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chính phủ báo cáo tác động 'phía sau' sự cố của SCB đến thị trường tiền tệ
    POWERED BY ONECMS & INTECH